Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tiền chứng minh tài chính hằng năm ngày càng cao

Để chứng minh tài chính du học Đức, sinh viên phải chứng minh một khoản tiền lớn hằng năm bao gồm mức giá sinh hoạt và học phí là 10,332 Euro (tương đương 947 Euro/tháng). Vì vậy mỗi năm bạn đều phải có số tiền như trên trong tài khoản ngân hàng thì mới được sở ngoại kiều chấp nhận gia hạn visa. Nếu bạn vẫn được bố mẹ chu cấp thì điều này không là vấn đề nhưng đối với phần lớp du học sinh tự lập thì số tiền này là một con số không hề nhỏ.

Du học Đức không dễ dàng, không phải là “thiên đường” như các bạn vẫn nghĩ phải không? Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn trên thì du học Đức cũng đem lại nhiều lợi ích khác. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy tham khảo bài viết sau nhé:

Tỉ lệ tốt nghiệp đại học thấp

Vì Đức là quốc gia miễn học phí cả bậc đại học lẫn thạc sĩ cho sinh viên học các ngành bằng ngôn ngữ Đức. Để ra được trường là một sự nỗ lực hết sức của các học sinh, đặc biệt là học sinh nước ngoài. Khối lượng bài vở ở trường đại học nặng đến mức tình trạng bỏ học giữa chừng của các sinh viên Đức lẫn nước ngoài không hề hiếm. Theo thông tin tổng hợp của Deutsches Zentrum, trong năm 2020 ở trên toàn nước Đức đã có đến 43% sinh viên  ngành toán học, 41% sinh viên ngành nhân văn và 21% sinh viên ngành kinh tế, luật,… đã dừng hoặc chuyển đổi việc học của họ.

Rào cản về ngôn ngữ – tiếng Đức

Điều kiện bắt buộc để tham gia chương trình du học miễn phí ở Đức là bạn phải biết tiếng Đức. Được mệnh danh là một trong những ngôn ngữ khó nhằn nhất thế giới nên không có gì lạ khi ở Việt Nam bạn có tiếng Đức trình độ B1 nhưng khi trải nghiệm cuộc sống với người bản địa vẫn gặp những cú “shock” khi không thể hiểu hết được những gì người Đức nói. Ngoài ra, việc giảng dạy ở trên lớp hoàn toàn đều bằng tiếng Đức chứ không phải tiếng mẹ đẻ của mình. Khi bạn vào những lớp học mà chỉ có bạn là người nước ngoài. Bạn sẽ có cảm giác bị lẻ loi khi các bạn trong lớp bắn tiếng Đức với “tốc độ tên lửa” và bạn không thể hiểu gì.

Ở Việt Nam hay ở Đức thì các sinh viên đều phải đối mặt với áp lực từ những kì thi căng thẳng. Nhưng các bạn nên lưu ý một số điều sau: Mỗi môn thi, sinh viên được phép thi lại tối đa 3 lần. Nếu sau cả 3 lần đều trượt thì bạn không được phép tiếp tục ngành đang học và tham gia các ngành khác có môn thi trượt đó. Ngoài ra ở Việt nam trong trường hợp bạn quay cóp bị phát hiện, thì bạn sẽ bị trượt môn đó và phải học lại. Nhưng ở Đức thì điều đó là cấm kị, nếu bạn bị phát hiện một lần, thì bạn sẽ bị đuổi học ngay lập tức.

Sự cứng nhắc trong việc đặt lịch hẹn

Bạn có thể sẽ gặp nhiều rắc rối và khó khăn khi làm việc với cơ quan nhà nước Đức. Để đảm bảo hiệu quả làm việc với năng xuất cao thì người Đức làm việc rất cứng nhắc. Việc cứng nhắc đó thể hiện qua quy định làm gì cũng phải có lịch hẹn. Tuy đặt lịch hẹn sẽ giúp cho bạn lên kế hoạch và sắp xếp thời gian tốt hơn nhưng mặt khác khi bạn có việc đột xuất hay bỏ quên giấy tờ thì họ cũng vẫn sẽ theo quy tắc bắt bạn hẹn một lịch khác để quay lại.

Nếu bạn là sinh viên thì có quyền làm thêm với mức lương 450 EUR mỗi tháng mà không phải trả thuế. Nếu bạn đăng ký làm công việc 20 tiếng/ tuần thì cũng chỉ phải đóng thuế 10% thôi.

Nhưng cho đến khi bạn ra trường và đi làm việc cho người Đức thì mức thuế thu nhập của bạn sẽ lên đến 40%. Ví dụ: một tháng bạn kiếm được 2,500 Euro thì sau khi trừ thuế, bạn sẽ được cầm trong tay chỉ 1,500 Euro. Bù lại, bạn sẽ được hưởng một cuộc sống với cơ sở vật chất tân tiến nhất, con của bạn về sau sẽ được nhà nước chi trả tiền ăn học cho đến tận năm 26 tuổi.

Bên cạnh đó, sinh viên đại học còn phải đóng tiền bảo hiểm cao và sau 25 tuổi thì số tiền đó sẽ tiếp tục tăng. Nếu so sánh với du học nghề thì các bạn điều dưỡng viên sẽ được viện chi trả một nửa số tiền bảo hiểm. Nhưng bù lại đó, nhà nước sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ tiền viện phí và tiền khám nếu bạn bị bệnh.