Từ thời cổ đại đến nay, vàng luôn là kim loại có giá trị lớn. Nó màu vàng rực ánh đỏ, ký hiệu hoá học là Au và tên Latinh là Aurum. Vàng có đặc tính chịu được nhiệt độ cao và nóng chảy ở khoảng 1.064 độ C.

Lợi ích của việc đeo trang sức vàng

Vàng được chọn làm trang sức bởi vẻ đẹp sang trọng, quý phái mà nó mang lại. Ngoài ra, vì rất quý hiếm, đắt đỏ, vàng tượng trưng cho sự giàu sang, nhiều người đeo nó để thể hiện địa vị xã hội. Bên cạnh đó, một số người đeo vàng với ý nghĩa cầu may mắn, tài lộc.

Tuy nhiên, ít người biết rằng vàng còn có công dụng cải thiện sức khoẻ. Dưới đây là những lợi ích của việc đeo trang sức vàng đối với cơ thể:

Theo Physical Gold, khi bạn đeo trang sức vàng, tính chất dẫn điện, các mạch cộng hưởng khép kín của vàng làm phát sinh năng lượng, kích thích chức năng niệu - sinh dục của cơ thể, rất tốt cho những người đang mệt mỏi, suy sụp. Kim loại này cũng có tác dụng thư giãn, cải thiện lưu thông máu, từ đó điều chỉnh lưu lượng oxy đến mọi bộ phận của cơ thể, giúp phòng tránh bệnh tật.

Vàng có mặt trong thành phần thuốc Oligocure chống suy nhược, bổ sung nguyên tố vi lượng.

Vàng có công dụng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giúp giảm cảm giác ớn lạnh hoặc bốc hỏa. Những người nhiệt độ cơ thể hay thay đổi đột ngột nếu đeo trang sức vàng sẽ dễ cân bằng lại. Theo Dazzling Rock, phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh đeo vàng sẽ hạn chế được các cơn bốc hỏa một cách đáng kể.

Theo nghiên cứu của Trung Công nghệ sinh học Quốc Gia (NCBI) Mỹ, đối với những người mắc bệnh xương khớp, thường xuyên phải chịu những cơn đau nhức, không thể cử động được tay hoặc chân một cách dễ chịu, việc đeo vàng sẽ giúp họ cải thiện các triệu chứng này. Vàng có thể giúp làm dịu cơn đau và giảm những khó chịu liên quan đến bệnh viêm khớp.

Vàng có mặt trong thành phần thuốc Auranofin điều trị cơ bản bệnh viêm đa khớp dạng thấp, Aurothioglucose - thuốc tiêm bắp cho người thấp khớp.

Vàng có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng khả năng miễn dịch, khoẻ mạnh hơn, từ đó giúp tăng cường khả năng phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng.

Vàng mang đến nhiều công dụng cải thiện sức khoẻ (Ảnh: Monicavinader)

Một số lợi ích khác của vàng nói chung

Ngoài lợi ích của việc đeo trang sức vàng, bạn có thể tham khảo một số công dụng của vàng nói chung đối với sức khỏe:

- Cải thiện chất lượng da:  Thành phần nhiều sản phẩm điều chăm sóc da trên thị trường bao gồm cả vàng. Vàng được cho là có tác dụng tốt trong việc tái tạo tế bào da. Nó cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề về da khác nhau như chàm, nhiễm nấm, phát ban da, vết thương, bỏng da... Aurotioprol - thuốc tiêm điều trị bệnh vảy nến, có chứa vàng.

- Sử dụng trong châm cứu: Các nhà châm cứu sử dụng kim có đầu bằng vàng để giảm đau và giải phóng dòng chảy năng lượng trong cơ thể. Châm cứu bằng sợi vàng, một kỹ thuật đưa các mảnh sợi vàng nhỏ đã được khử trùng vào cơ thể bằng kim châm cứu, được cho là có hiệu quả đặc biệt trong việc điều trị sưng và đau khớp.

Vào thế kỷ 19, vàng được sử dụng để điều trị chứng nghiện rượu. Một số báo cáo đã chỉ ra rằng vàng cũng được sử dụng trong thuốc điều trị chứng nghiện nicotin, ma túy và caffein. Các hạt nano vàng được sử dụng trong các xét nghiệm chẩn đoán nhanh.

Vàng có tác dụng kích thích, khiến quá trình trao đổi chất chậm lại nên người có hệ thần kinh nhạy cảm không nên đeo.

Các nhà nghiên cứu phát hiện vàng có tác dụng kích thích mạnh. Tác động này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh của con người, theo Articles Of Health Care.

Những người có hệ thần kinh nhạy cảm không nên đeo vàng. Ảnh: Hữu Khoa

Trong quá trình kích thích, vàng tác động đến hệ thần kinh trung ương khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại. Từ đó xuất hiện của các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và nghiêm trọng hơn là trầm cảm.

Các chuyên gia sức khỏe cho rằng những người có hệ thần kinh nhạy cảm, dễ xúc động không nên đeo vàng. Người bị bệnh động kinh cũng tránh đeo hoặc nhìn quá lâu vào trang sức ở tiệm vàng. Lý do, độ bóng và lung linh của trang sức vàng dễ làm bệnh tái phát. Những người đầu óc căng thẳng, stress và trầm cảm càng không nên đụng chạm vì nó có thể khiến tình hình tồi tệ hơn.

Các bác sĩ cũng cảnh báo không nên đeo trang sức bằng vàng dưới dạng chiếc nhẫn có kích thước quá to và chật trên ngón tay. Điều đó có thể dẫn đến tắc nghẽn lưu lượng máu trong mao mạch.

Nếu muốn đeo đồ trang sức, nên thay vàng bằng bạc. Theo y học cổ truyền ở phương Đông và phương Tây, trang sức bạc có lợi cho hệ thần kinh hơn vàng.