Hàn Quốc Cấm Lao Động Tỉnh Nào Nhiều Nhất Thế Giới
Trong kỳ thi tiếng Hàn của Chương trình EPS đợt 1 năm 2023, có hơn 23.000 thí sinh đăng ký dự thi - Ảnh: HÀ QUÂN
Danh sách những tỉnh bị cấm XKLĐ Hàn Quốc 2023
Mới đây, Website chính thức của Cục Quản lý lao động ngoài nước: http://dolab.gov.vn/ đã đăng tải thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình EPS đợt 1 năm 2023 tại một số địa phương.
Cụ thể, danh sách ghi nhận 04 tỉnh bị cấm XKLĐ Hàn Quốc năm 2023 bao gồm: Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa.
Tuy nhiên không phải tất cả các quận/huyện tại 04 địa phương này đều bị cấm xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Hàn Quốc mà chỉ hạn chế với 08 quận/huyện/thành phố/thị xã sau đây:
Quận/huyện/thành phố/thị xã bị cấm XKLĐ Hàn Quốc
Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên
Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên
Huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa
Thông báo này được đưa ra sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã thống nhất ý kiến với nhau nhằm hạn chế tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Các địa phương kể trên hiện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn từ 27% trở lên.
Do đó, căn cứ theo Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS) ký năm 2021 và Kế hoạch giảm lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tại phụ lục kèm theo Bản ghi nhớ này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã quyết định tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đối với lao động thuộc:
- Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên (thuộc tỉnh Hà Tĩnh);
- Thành phố Chí Linh (thuộc tỉnh Hải Dương);
- Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (thuộc tỉnh Nghệ An);
- Huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa (thuộc tỉnh Thanh Hóa).
Tuy nhiên, việc cấm xuất khẩu lao động không áp dụng đối với người lao động đăng ký dự tuyển ngành ngư nghiệp, lao động theo Chương trình EPS về nước đúng thời hạn và người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian phía Hàn Quốc thực hiện miễn xử phạt.
Các tỉnh miền Trung có nhiều người thi tiếng Hàn nhất
Có tất cả hơn 8.600 thí sinh tham dự ở các ngành gồm nông nghiệp, ngư nghiệp và xây dựng. Trong đó, Thanh Hóa là địa phương có số thí sinh dự thi đông nhất với trên 1.900 người, tiếp sau là Nghệ An hơn 1.500 người, Hà Tĩnh trên 1.400…
Trung tâm Lao động ngoài nước lưu ý người lao động dự thi tiếng Hàn trên máy tính, hình thức trắc nghiệm và chấm thi trên phần mềm tự động.
Các cán bộ quản lý, vận hành, giám thị, kiểm tra tay nghề do Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) phụ trách. Còn Colab sẽ đảm nhiệm khâu chụp ảnh, thu thập dấu vân tay của người dự thi.
Năm 2024, Hàn Quốc dành 15.374 chỉ tiêu cho lao động Việt Nam. Trong đó, sản xuất chế tạo 11.246 người, xây dựng 200 người, nông nghiệp 895 người, ngư nghiệp 3.033 người.
Trung tâm Lao động ngoài nước kiểm tra thí sinh thi tiếng Hàn có mang thiết bị điện tử, máy thu phát sóng vào phòng thi hay không - Ảnh: HÀ QUÂN
Hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc nhưng không về nước, bị phạt thế nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ trở về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề. Nghiêm cấm tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng.
Do đó, sau khi hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc, người lao động Việt Nam cần phải trở về nước.
Theo pháp luật Hàn Quốc, trường hợp lao động cư trú bất hợp pháp tại đây có thể bị phạt tù đến 03 năm, phạt tiền lên đến 30 triệu won (tương đương hơn 500 triệu đồng), sau đó bị trục xuất về nước và hạn chế nhập cảnh vào Hàn Quốc.
Sau khi trở về Việt Nam, người lao động tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng đào tạo mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn bị phạt hành chính từ 80 đến 100 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Việc người lao động tự ý ở lại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng hoặc cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc không chỉ đem đến nguy cơ cho bản thân người lao động mà còn ảnh hưởng đến việc hợp tác chung của giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong vấn đề xuất khẩu lao động.
Hiện nay, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành liên tục tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn hợp đồng và lao động đang cư trú bất hợp pháp về nước để tránh tình trạng bị địa phương bị đưa vào danh sách cấm xuất khẩu lao động tại nước ngoài.
Bởi việc áp dụng biện pháp tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương được xác định dựa trên tỷ lệ và số lượng lao động của các địa phương cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Trên đây là danh sách những tỉnh bị cấm XKLĐ Hàn Quốc 2023 và mức phạt nếu cố tình ở lại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
Thí sinh gian lận thi tiếng Hàn sẽ bị hủy kết quả
Trung tâm Lao động ngoài nước lưu ý thí sinh không được mang điện thoại di động, các thiết bị thu phát sóng điện tử, túi xách, giày dép vào phòng thi hoặc tráo, đổi người thi hộ, nếu vi phạm sẽ tính là gian lận.
Qua rà soát, cơ quan này đã loại 8 lao động vi phạm quy chế trong các kỳ thi trước đây, đồng thời khuyến cáo thí sinh gian lận sẽ bị hủy kết quả, hạn chế tham gia thi tiếng Hàn trong Chương trình EPS trong 4 năm.
Bên cạnh đó, người lao động nên tập trung ôn tập, tránh nghe theo thông tin lừa đảo "bao đỗ" hoặc tác động để được chủ sử dụng lựa chọn vì Chương trình EPS sẽ chọn hồ sơ ngẫu nhiên, không theo chỉ định ký kết hợp đồng.
Người muốn đi làm việc ở Hàn Quốc theo Chương trình EPS cần tìm hiểu kỹ thông tin tại các sở lao động - thương binh và xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm địa phương hoặc website colab.gov.vn.
Từ năm 2004 đến nay, Chương trình EPS đã đưa khoảng 127.000 người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.
Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF) – một hiệp hội toàn cầu của ngành tài chính, nợ toàn cầu hiện ở mức 305 nghìn tỷ USD, cao hơn 45 nghìn tỷ USD so với trước đại dịch COVID-19.
Nợ toàn cầu là tổng số nợ của các doanh nghiệp, chính phủ và cá nhân trên khắp thế giới. Trong số nợ 305 nghìn tỷ USD, các tập đoàn chiếm 161,7 nghìn tỷ USD (53%), các chính phủ nợ 85,7 nghìn tỷ USD (28%) và cá nhân chiếm 57,6 nghìn tỷ USD (19%).
IIF dự đoán, nợ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng do vay mượn của chính phủ vẫn ở mức cao, do bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như dân số già, căng thẳng địa chính trị, chi phí chăm sóc sức khỏe gia tăng và sự không tương xứng về tài chính khí hậu.
Những quốc gia nào có nhiều nợ nhất?
Nợ chính phủ đại diện cho các khoản nợ tài chính chưa thanh toán của một quốc gia, bao gồm các loại khác nhau như các khoản vay và chứng khoán nợ.
Báo cáo Giám sát nợ toàn cầu của IIF bao gồm 21 nền kinh tế thị trường phát triển bao gồm khu vực đồng Euro cũng như 30 thị trường mới nổi.
Tính đến quý I/2023, Mỹ có nợ quốc gia cao nhất thế giới với 30,1 nghìn tỷ USD nợ các chủ nợ. Khoản nợ của Washington hiện ở mức 31,4 nghìn tỷ USD, làm tăng thêm lo ngại về chi tiêu và chi phí đi vay của chính phủ Mỹ.
Đặt trong bối cảnh đó, số nợ của Mỹ tương đương với tổng số nợ của 4 quốc gia có nhiều nợ nhất tiếp theo bao gồm Trung Quốc (14 nghìn tỷ USD), Nhật Bản (10,2 nghìn tỷ USD), Pháp (3,1 nghìn tỷ USD) và Ý (2,9 nghìn tỷ USD).
Biểu đồ dưới đây xếp hạng nợ chính phủ trên toàn thế giới.
Quốc gia nào có đủ tiền để trả nợ?
Các quốc gia có mức nợ cao có thể bù đắp các khoản thanh toán của mình nếu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - thước đo tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà một quốc gia sản xuất - cao hơn nợ quốc gia.
Tỷ lệ nợ của Chính phủ tính trên GDP, so sánh quy mô nợ của một quốc gia với nền kinh tế của quốc gia đó, là một chỉ báo về tính bền vững tài chính của chính phủ. Bất kỳ giá trị nào lớn hơn 100% đều cho thấy một quốc gia đang chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được.
Theo IIF, nợ chính phủ trên GDP toàn cầu ở mức 95,5%.
Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, có tỷ lệ nợ trên GDP cao nhất ở mức 239%. Tỷ lệ nợ trên GDP cao của Tokyo một phần có thể là do dân số già và chi phí phúc lợi xã hội.
Hy Lạp có tỷ lệ nợ trên GDP cao thứ hai ở mức 197%, tiếp theo là Singapore (165%), Ý (135%) và Mỹ (116%).
Trần nợ là số tiền tối đa mà chính phủ có thể vay. Vào ngày 19/1, Mỹ đã chạm giới hạn vay là 31,4 nghìn tỷ USD. Kể từ đó, Bộ Tài chính Mỹ đã thực hiện một số biện pháp để tránh không thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình, được gọi là vỡ nợ.
Việc Mỹ vỡ nợ có thể sẽ đẩy nước này vào một cuộc suy thoái lớn, làm rung chuyển nền kinh tế thế giới và dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến.
Vào ngày 28 /5, sau nhiều tuần đàm phán, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện (do Đảng Cộng hòa nằm quyền chi phối) Kevin McCarthy, đã đạt được thỏa thuận dự kiến nâng trần nợ trong hai năm đồng thời hạn chế một số khoản chi tiêu.
Ngày 30/5, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật, với tỷ lệ 314 – 117. Sau đó một ngày, Thượng viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật.