Hy vọng với những thông tin trên từ HUFLIT sẽ giúp thí sinh hiểu rõ hơn về “HUFLIT xét điểm học bạ như thế nào?”. Nếu bạn muốn tham gia xét tuyển bằng hình thức này của trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, hãy truy cập vào website của trường hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Cách đăng ký xét điểm học bạ

Xét điểm học bạ như thế nào là quan tâm của rất nhiều bạn học sinh khi chuẩn bị hồ sơ xét tuyển. Tại HUFLIT thí sinh chỉ cần thực hiện 5 bước là đã hoàn tất hồ sơ xét tuyển

– Lưu ý: điền đầy đủ và chính xác thông tin, tải ảnh học bạ hoặc kết quả thi ĐGNL + giấy tờ ưu tiên theo yêu cầu.

– Nộp trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh của

– Gửi hồ sơ qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh.

– Lưu ý: Thí sinh không gửi bất kỳ hồ sơ gốc (bản chính) nào về HUFLIT, và HUFLIT cũng không có trách nhiệm hoàn trả hồ sơ đã nhận cho thí sinh.

– Đóng bằng hình thức chuyển khoản

Số tài khoản: 6221201004234 – Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam Hoa

Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. HCM (HUFLIT)

Nội dung chuyển khoản: Mã số hồ sơ + Họ tên thí sinh

– Đóng bằng hình thức trực tiếp: tại HUFLIT.

Như thế nào là một “học sinh giỏi”?

Trong mắt người bảo thủ, giới trẻ Việt Nam là những đứa “ngỗ ngược”, họ nói rằng chúng từ chối các giá trị truyền thống và “học điều không tốt”

như thế nào là một học sinh giỏi

Theo ông Huy, cha mẹ Việt tin rằng trẻ em sẽ có cuộc sống hạnh phúc nếu chúng học tốt ở trường. Các bậc cha mẹ có xu hướng muốn con cái học hành chăm chỉ để đạt được thành tích cao ở trường.

Tuy nhiên, ông Huy tin rằng quan điểm trên là không phù hợp với tình hình hiện nay. Ông Huy cho biết, để trở thành một học sinh giỏi tại Việt Nam người ta phải dành phần lớn thời gian rảnh để học ở trường, ở nhà và ở lớp học thêm. Điều này có nghĩa các học sinh sẽ không có thời gian rảnh rỗi cho những sở thích như chơi thể thao, luyện tập thể chất và du lịch.

Thứ hai, để trở thành một học sinh giỏi ở Việt Nam, cần phải học tốt tất cả các môn học. Học sinh không có thời gian để suy nghĩ về những gì tốt nhất cho họ và những gì họ yêu thích nhất.

“Kết quả là các học sinh giỏi có được điểm số cao trong tất cả các môn học nhưng họ không có kiến thức sâu trong bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào,” ông Huy viết.

Một giáo viên trung học ở Hà Nội, đồng tình với ông Huy, cô ghi nhận rằng hiện nay học sinh có xu hướng cảm thấy buồn chán vì họ không có điều thích thú đặc biệt nào.

Cô giáo nói “Khi tôi hỏi một học sinh những gì cậu bé thích nhất, học sinh trả lời rằng cậu không biết và chưa bao giờ nghĩ về điều đó,”

Ông nhận xét ” Điều này là do đầu của những đứa trẻ đã bị lấp đầy quá nhiều thứ vô nghĩa”.

Ông Huy cho biết để trở thành học sinh giỏi tại Việt Nam, cần phải có kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau mà có thể trong tương lai không sử dụng tới.

Ông Huy lưu ý thêm “Mặc dù không có ý định trở thành một kỹ sư, bạn vẫn cần phải tìm hiểu về các công cụ phát sinh.”

Là một học sinh giỏi có nghĩa là cần phải lặp lại chính xác những gì giáo viên nói. “Tấm” là người tốt trong khi “Cám” luôn là người xấu (Tấm và Cám là hai nhân vật trong một câu chuyện cổ tích Việt Nam).

Để nghiên cứu và học tốt, ông không có bạn bè nào khác, ngoại trừ Facebook, máy tính, điện thoại thông minh và không hề có thời gian để giải trí cũng như tận hưởng cuộc sống, Huy đã viết.

Học sinh Việt Nam xếp thứ hạng cao trong các cuộc thi quốc tế nhưng trong con mắt của các bậc cha mẹ hệ thống giáo dục Việt Nam có vấn đề.

Nguyễn Hoàng Mai, một phụ huynh ở Hà Nội, hỏi “Nếu được đề cập thứ hạng cao của OECD thì nền giáo dục Việt Nam đang rất tốt cho học sinh. Nhưng tại sao cha mẹ Việt vẫn muốn gửi con em mình đến các trường ở châu Âu và Mỹ, các nước ở dưới Việt Nam trong bảng xếp hạng?”

Vietnamese youth are “unruly” in the eyes of conservative people, who say they reject traditional values and do “not learn well”.

According to Huy, Vietnamese parents are confident that children will be happy in their lives if they do well in school. Parents tend want children to learn hard to gain high achievements at school.

However, Huy believes the viewpoint does not fit with modern times. In order to become a good learner in Vietnam, Huy said one has to spend most of free time studying – at school, at home and at extra classes. This means that students will not have free time for hobbies such as playing sports, doing physical practice and travel.

Second, in order to become a good learner in Vietnam, one needs to be good at all learning subjects. Students do not have time to think about what they are best at and what they love the most.

“As a result, good students get high scores in all learning subjects, but they don’t have deep knowledge in any specific field,” Huy wrote.

A high school teacher in Hanoi, agreeing with Huy, noted that students nowadays tend to get bored because they have no specific interest.

“When I asked a student what he liked the most, the student replied that he did not know and he never thought about that,” the teacher said.

“This is because students’ heads have been filled with too much nonsense,” he commented.

Huy said in order to become a good learner in Vietnam, one needs to have deep knowledge in many different fields that may not be used in the future.

“Even though you do not intend to become an engineer, you will still need to learn derivatives,” Huy noted.

Being a good learner means that one needs to repeat exactly what teachers say. “Tam” must be a good person, while “Cam” must be bad (Tam and Cam are the two personalities in a Vietnamese fairy tale).

In order to study and learn well, he has no other friends except Facebook, computer and smartphone and doesn’t have time for entertainment and enjoy life, Huy wrote.

Vietnamese students rank high at international competitions, but in the eyes of parents, the Vietnamese educational system has problems.

“If referring to OECD’s ranking, Vietnamese students are very good and so is Vietnamese education. But why do Vietnamese parents still want to send their children to schools in Europe and the US, the countries which are below Vietnam in the ranking?” asked Nguyen Hoang Mai, a parent in Hanoi.

Thế nào là học sinh giỏi? Cái sự giỏi ngày xưa với bây giờ còn giống nhau hay không?... đó là vấn đề nóng trao đổi trong Hội thảo giáo dục: “Thành tích học tập bậc phổ thông dưới góc nhìn đổi mới tuyển sinh đại học” do Hệ thống Trường Phổ thông liên cấp Edison vừa tổ chức.

Kết quả thực chất mới quan trọng

Tại hội thảo, bàn luận về vấn đề thế nào là học sinh giỏi?, PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Thời chúng tôi, danh hiệu học sinh giỏi với tổng số tất cả các môn trên 8,0, trong đó ít nhất môn văn và môn toán trên 8,0, còn môn còn lại có thể là 6,5.

Sau này khi trưởng thành, làm mẹ và làm giảng viên đại học thì tôi đã thay đổi trong quan điểm của mình. Chúng tôi thường trao đổi với sinh viên của mình về chuyện học, không mấy khi hỏi hồi phổ thông em có được giải gì không hay ở đội tuyển nào…

Một trong những câu hỏi đầu tiên chúng tôi hỏi học trò của mình là em muốn trở thành ai trong tương lai. Các bạn ấy sẽ nhân cơ hội giải thích về bản thân mình và trả lời cho tôi biết, bạn thích gì nhất.

Ví dụ có bạn nói rằng em rất thích viết về phim ảnh, tôi sẽ hỏi luôn bộ phim gần nhất em xem là bao giờ? Em thích những diễn viên nào hoặc những đạo diễn nào? Nếu bạn không trả lời được hai câu đó thì tôi biết rằng bạn ấy chưa giỏi, mặc dù bạn nói là bạn rất thích phim đó”.

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền cho rằng, quan điểm về học sinh giỏi không còn là những khái niệm chung chung mà dành cho tất cả mọi người, không chỉ với kết quả bảng điểm hay các giải thưởng nữa mà đây là thuộc về cá nhân, thuộc về bản thân các em. Do đó, định nghĩa học sinh giỏi, không phụ thuộc vào tôi mà phụ thuộc vào người sẽ trả lời, còn tôi là người thẩm định điều đó từ em có tin cậy hay không.

GS. TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, khái niệm học sinh giỏi có nhiều cách tiếp cận thông thường. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thầy cô đều muốn học trò điểm cao và ra đề bài khó dần, khó dần để cố gắng cho các con thi đạt các giải.

Dưới góc nhìn cá nhân, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo chia sẻ: “Một học sinh từ bậc tiểu học cho đến bậc đại học, nếu như người đó có một định hướng hoặc mong muốn theo đuổi điều gì đó thì phải trải qua nhiều cuộc thi. Nói như thế thì cũng hơi đơn độc so với hệ thống chúng ta hiện nay.

Tuy nhiên, hầu hết giáo dục các trường công của chúng ta vẫn nặng về thành tích. Ngay cả các phụ huynh cũng luôn muốn con cứ phải điểm cao và điểm cao thì mới là học tập tốt. Nếu như kết quả đó là thực chất và thực sự các bạn ấy đạt được thì điều đó sẽ quan trọng hơn.

Các bạn hãy nhìn vào thực tế, sau khi tốt nghiệp đại học, ra đời làm việc, nếu một ngày có 8 tiếng làm công việc mà mình không thích thì nó rất khủng khiếp, nhưng nếu công việc mình thích thì thời gian trôi đi rất nhanh".

Chia sẻ với học sinh, phụ huynh, GS Thảo nhấn mạnh: Bạn là học sinh nào, dù ở bậc học nào thì nên theo đuổi cái mình thích và sáng tạo vì nó, cuộc sống đa dạng, muôn màu và sẽ trở nên tươi đẹp hơn rất nhiều. Tôi cũng mong các phụ huynh cũng thay đổi cái nhìn, không nên quá xem trọng trường chuyên, lớp chọn hay là giải nọ giải kia cho học sinh.

Khái niệm học giỏi phụ thuộc rất nhiều vào tiêu chí đánh giá

Tại hội thảo, bà Hồ Thu Lê, Đồng sáng lập kiêm CFO Tomochain Lab bày tỏ, bản thân tôi cũng là một sản phẩm của trường chuyên, từ bé đến lớn học trường chuyên, lớp chọn, đi thi đại học rồi cũng chẳng biết mình thích gì. Hồi đó học chuyên Anh cho nên phải thi ngoại thương rồi ra trường đi làm thì mới thấy có những cái mình yêu thích thật và đam mê thật.

Bà Hồ Thu Lê cho rằng, có một thiếu sót từ cả góc độ phụ huynh và hệ thống giáo dục là không có những định hướng cho học sinh. Điều này từ lâu ở các môi trường giáo dục tiên tiến của phương Tây đã thực hiện và hiện giờ đã đưa về Việt Nam. Do đó, việc định hướng  nghề nghiệp cụ thể ngay tại trường cho các em học sinh cấp ba là rất quan trọng.

Dưới góc độ là phụ huynh có một con đang học lớp 12, bà Hồ Thu Lê chia sẻ, bà đã thay đổi rất nhiều, không gây áp lực và bao giờ cũng nói với các con là không quan tâm điểm số. Tuy nhiên, có một điều cơ bản đó là hồ sơ các bạn đẹp thì khả năng các bạn vào được trường bạn thích sẽ tốt hơn. Điều đó có nghĩa là các bạn phải nỗ lực cố gắng tốt nhất trong  năng lực của mình.

Dưới góc độ là nhà quản lý trong lĩnh vực công nghệ, bà Hồ Thu Lê cho biết, khi bắt đầu tuyển dụng nhân sự, tôi thấy nhiều bạn vào làm đã bắt đầu thấy mình học sai ngành. Sau đó, các bạn ý đã chuyển sang học các khóa ngắn về code của FPT và trong quá trình vừa làm lại vừa học, vừa trau dồi.

“Tôi luôn trao đổi với tất cả các nhân viên trẻ trong công ty là chúng ta phải liên tục học tập, liên tục nâng cấp bản thân mình, ai cũng phải học hết kể từ cấp lãnh đạo cao nhất cho đến các bạn, dù là ở vị trí chưa cao. Quan trọng là các bạn phải biết là chúng ta có khả năng ở lĩnh vực nào.

Bằng cấp lúc này không còn quan trọng, mà bản thân con người bạn là như thế nào? Chúng tôi muốn bạn có khả năng tự học, tự tiến bộ và chúng ta đi lên cùng nhau như một đội ngũ vững chắc thì lúc đó tất cả chúng ta đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển” - bà Hồ Thu Lê chia sẻ.

Bà Lê Tuệ Minh - Chủ tịch Hội đồng Trường, Hệ thống Trường PTLC Edison chia sẻ thêm: “Tôi không phủ nhận câu chuyện học giỏi. Thế nhưng, khái niệm học giỏi phụ thuộc rất nhiều vào tiêu chí đánh giá, về đích đến của các bạn trong tương lai.

Thời chúng tôi, thi đại học là một kỳ thi riêng. Các bạn ở nhiều tỉnh, thành phải khăn gói quả mướp lên luyện thi mấy tháng rồi ăn chực nằm chờ thi đại học rất khổ sở. Thời đó, mục tiêu là phải vào đại học, không cần biết vào đại học để làm gì vì chọn trường học theo định hướng của gia đình.

Những bạn học chuyên rõ ràng là những bạn xuất sắc; và tỉ lệ thành công ở các bạn này cao hơn so với bình thường. Vì thực tế là bản thân các bạn ấy phải vượt qua rất nhiều vòng tuyển chọn. Tuy nhiên, nếu trước đây chúng ta chỉ đề cao khái niệm trí thông minh về mặt trí tuệ (IQ) thì bây giờ có rất nhiều trí thông minh khác được đưa ra đánh giá, như trí thông minh về mặt cảm xúc (EQ).

Với tất cả những ai đã trải qua nhiều giai đoạn của cuộc sống, đặc biệt là trong quá trình làm việc, hợp tác với nhiều người thì đều thấy EQ quan trọng hơn rất nhiều.

Chúng ta vẫn hay nói đùa “thái độ quan trọng hơn trình độ”. Ngay cả bản thân tôi là một người sáng lập trường học, là người quản lý, điều hành trường và cũng là một nhà tuyển dụng và sử dụng lao động thì tiêu chí tuyển dụng của tôi với điều kiện cần là khả năng chuyên môn và điều kiện đủ chính là thái độ và khả năng hợp tác, trí tuệ cảm xúc”.

Quay trở lại câu chuyện phổ thông và đại học, bà Lê Tuệ Minh cho biết, dịch bệnh vô hình chung đã đẩy nhanh thêm một chút câu chuyện đổi mới và đa dạng các hình thức tuyển sinh đại học. Kỳ thi 2 trong 1 để xét tốt nghiệp THPT và xét điểm vào đại học không còn là cách thức duy nhất để vào đại học, nó chỉ chiếm 20-30%.

Vậy vì sao tất cả những yếu tố về thị trường việc làm, công việc tương lai về tiêu chí vào đại học lại có tác động tới các bạn học sinh – những người mà khái niệm thị trường việc làm còn rất xa vời?

Sự việc một chuyên gia giáo dục ở Hà Nội tuyên bố mình đã “phá” để con không thể đỗ vào trường Hà Nội-Amsterdam vừa qua là một trong số nhiều ví dụ chứng tỏ mối quan hệ vô cùng phức tạp giữa phụ huynh Việt Nam và hệ thống trường chuyên. Bình luận về sự việc, nhà kinh tế học Huỳnh Thế Du đề xuất cụm từ “ghét trường chuyên” làm tên gọi cho một hiệu ứng tâm lý.

Dĩ nhiên, trường chuyên ở Việt Nam còn tồn đọng rất nhiều tiêu cực, song tâm lý “ghét trường chuyên” của nhiều phụ huynh làm lộ ra cuộc tranh cãi khó có hồi kết hơn trong giáo dục: tranh cãi về định nghĩa “học sinh giỏi.” Quả thực, bố mẹ nào cũng muốn con mình giỏi, nhưng họ không muốn chỉ đánh giá bằng điểm số. Cụm từ “học sinh giỏi” cũng hay được nhắc đến đầy định kiến khi công chúng nói về “bệnh thành tích.”

Dưới áp lực này, vào ngày 20/07/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải ban hành thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Qua thông tư này, cách xếp loại học sinh giỏi/tiên tiến/trung bình/yếu/kém trước đây bị thay thế. Bộ cũng yêu cầu đánh giá một số môn học bằng nhận xét thay vì chấm điểm, và không còn tính điểm trung bình tất cả các môn học để giảm tải áp lực thành tích cho học sinh.

Thông tư trên của Bộ thực ra còn giải quyết chuyện điểm số không thực chất. Trong khoảng 20 năm trở lại đây, vấn đề “lạm phát” danh hiệu học sinh giỏi được ghi nhận. Vào năm 2010, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển công bố con số 51% số em tiểu học ở Hà Nội đạt danh hiệu học sinh giỏi vào năm đó, một con số khá cao. Hiện tượng 38/39 học sinh giỏi mỗi lớp cũng được ghi nhận ngày càng dày đặc ở các trường công lập mọi cấp học.

Để tránh hiện tượng đánh giá điểm số không thực chất, thì giải pháp của nhiều bố mẹ là giúp con phấn đấu vào trường chuyên. Thay vì chạy theo thành tích “lạm phát” ở các trường công lập thường, thì việc vượt qua một bài thi môn chuyên có độ khó cao hơn khá nhiều so với bài thi tiêu chuẩn, cùng tỉ lệ chọi từ 1/10 trở lên khiến điểm số của một học sinh chuyên biểu thị năng lực của em thực chất hơn.

Nhìn chung, giải pháp trường chuyên có thể phần nào khoả lấp sự thiếu uy tín trong cách chấm điểm và xếp loại học sinh. Song nó không phải liều thuốc cho “bệnh thành tích” mà các phụ huynh lo ngại. Áp lực cạnh tranh tất yếu dẫn đến các vấn đề về tâm lý học đường và sự phân biệt đối xử, như chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền, thành viên liên đoàn giáo dục độc lập Australia, đã nhìn nhận dựa trên kinh nghiệm tại các “trường chọn” (selective schools) ở Anh, Úc, Canada và Đức - hệ thống trường có cách thức hoạt động gần với trường chuyên ở Việt Nam.

Đây là lý do một bộ phận phụ huynh có điều kiện kinh tế khá giả muốn đi tìm tiêu chuẩn “học sinh giỏi” khác để thay thế điểm số.

“Học lệch”, “gà nòi”, “thiếu kỹ năng sống”, v.v. là những lập luận tấn công hệ thống trường chuyên phổ biến thứ nhì sau “bệnh thành tích.” Bản thân chuyên gia giáo dục “phá” nỗ lực học chuyên của con cũng gián tiếp sử dụng lập luận này. Chị cho rằng việc vào chuyên có thể khiến con vất vả vượt qua nỗi thất vọng của bản thân khi gặp thất bại vì áp lực ở đó cao hơn, trong khi học ở một trường công lập bình thường sau khi đã thi chuyên thất bại, con vẫn có thể gượng dậy và đi vòng quanh thế giới.

Những phụ huynh có chung quan điểm rằng bên cạnh kiến thức sách vở, con cái mình cần hiểu biết thực tế cuộc sống và các kỹ năng mềm khác, không phải thiểu số. Nhu cầu giáo dục toàn diện kiến thức-kỹ năng bắt đầu ra đời từ sau chính sách Đổi Mới năm 1986 nhằm giúp thế hệ trẻ thích nghi trong quá trình toàn cầu hoá. Trước đó, hệ thống trường chuyên ở Việt Nam đã tồn tại được 21 năm, nhưng hoàn toàn tập trung đào tạo nhân sự để phục vụ cho chiến tranh và phát triển kinh tế thời Hậu chiến.

Ngày nay, phổ cập kỹ năng mềm trong nhà trường vừa là áp lực, vừa là nguồn lợi ích kinh tế khổng lồ mà rất nhiều nhân tố giáo dục cùng muốn tham gia, bao gồm bên cung cấp dịch vụ độc lập của chuyên gia giáo dục nọ. Thực tế, giáo dục kỹ năng - từ các kỹ năng mềm cho tới hoạt động dự án, câu lạc bộ, và đôi lúc rèn luyện chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế cũng được xếp vào nhóm này - là yêu cầu then chốt dành cho một bộ hồ sơ du học. Vì thế, là nơi có số học sinh có nhu cầu du học cao áp đảo so với các trường công khác, trường chuyên đáp ứng đủ nhu cầu kỹ năng mềm của học sinh và bố mẹ học sinh.

Bộ thống kê có thể làm minh chứng cho luận điểm này được công bố vào năm 2020, trong đó 6 trên 10 trường cấp 3 ở Hà Nội có số lượng học sinh được miễn thi tốt nghiệp tiếng Anh vì có chứng chỉ quốc tế cao nhất là trường chuyên.

Để học sinh có đủ thời gian cam kết với các chương trình kỹ năng mềm, các nhà trường chắc chắn sẽ phải san sẻ thời gian học chính khoá. Đây là điều một số trường chuyên đã làm được từ lâu, do chính sách (chính thức hoặc không chính thức) giảm tải môn không chuyên cho đội tuyển học sinh giỏi, và giảm tải chương trình chính khoá cho du học sinh tương lai.

Các trường công trong hai học kỳ vừa qua cũng “bắt kịp” xu hướng giảm giờ học chính khoá, theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Công văn 1496/BGDĐT-GDTrH. Thay vì học dàn trải tất cả mọi môn, các em được chọn tổ hợp môn phù hợp với thiên hướng của mình, và tự do lựa chọn thêm các chương trình hướng nghiệp, kỹ năng mềm, câu lạc bộ, hoặc học ngoại ngữ vào thời gian trống. Với các thay đổi hiện hành, khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa trường chuyên và khối công lập đang dần thu hẹp.

Nhìn chung, giáo dục toàn diện, vượt ra khỏi phạm vi của sách vở và điểm số, là phù hợp với xu hướng phát triển của Việt Nam ngày nay - vươn ra quốc tế. Điểm trừ của cách đánh giá học sinh giỏi này là sự chênh lệch về cơ sở vật chất giữa các nhà trường và điều kiện tài chính của các gia đình, vốn là điều kiện tiên quyết để học sinh tiếp cận tới các chương trình ngoại khoá chất lượng cao.

Để giành điểm tốt, người học trò cần sự tích luỹ kiến thức hàn lâm và kỹ năng thi cử. Để có nhiều kỹ năng mềm, học sinh cần tích cực tham gia hoạt động ngoại khoá. Tạm không bàn đến những lợi ích trừu tượng của hai loại học giỏi trên, lợi ích thiết thực nhất học sinh gặt hái được khi trở thành “học sinh giỏi” là vào được những ngôi trường đại học tốt nhất ở trong nước và thế giới. Suy cho cùng, dù thay đổi khái niệm “học sinh giỏi” theo hướng nào, thì các nhà giáo dục hiện nay vẫn chỉ nỗ lực đi tìm một chuẩn mực, đích đến duy nhất của sự học.

Xây dựng một đường đua giáo dục độc nhất dĩ nhiên sẽ khiến những ai tin vào giáo dục công lập đối diện với một vấn đề hệ trọng. Vấn đề đó không phải cách tính điểm sao cho đúng, hay san sẻ thời gian sao để học sinh phát triển toàn diện, mà là xây dựng đường đua ra sao để công bằng đối với mọi ứng viên.

Kể từ sau 1986, khi giáo dục Việt Nam dần hội nhập với thế giới, trường chuyên đóng vai trò then chốt trong quá trình đó. Chúng là cầu nối giữa các nhân tài ở Việt Nam và các trường đại học quốc tế. Theo một khảo sát bỏ túi vào năm 2020 của bạn Đỗ Quyên, học sinh lớp 12 Anh 2 của trường Hà Nội-Amsterdam, 45% số học sinh được khảo sát vào trường chuyên vì muốn đi du học.

Đích đến này hợp lý hoá mọi yêu cầu tưởng như phi lý nhất của các bậc phụ huynh về thước đo năng lực con em mình. Và mọi thước đo ấy đều có thể được tìm ra ở trường chuyên. Dĩ nhiên, ham muốn được học trong một môi trường giáo dục tốt để thích nghi trong nền kinh tế toàn cầu là vô cùng chính đáng, và cần có những cơ sở như trường chuyên tạo ra đường đua để người “xứng đáng” nhất chạm tới vinh quang.

Nhưng không thể phủ nhận việc đường đua này không hề công bằng, dù phụ huynh và các chuyên gia nghĩ thêm bao nhiêu thang đo “học sinh giỏi” đi chăng nữa. Khi thực lực là một khái niệm còn gây tranh cãi cho đến tận ngày nay, thì từ những năm 1990, lớp học thêm đã xuất hiện để chắp cánh cho các học sinh có điều kiện tài chính nhỉnh hơn trung bình có chắc suất vào trường chuyên hơn. Nhà giáo Đào Thiện Khải dạy chuyên Toán tại cả hai trường Chu Văn An và Hà Nội-Amsterdam từ trước Đổi Mới, là một trong những giáo chức lên tiếng về hiện tượng này.

Vốn đầu tư công dành cho cơ sở vật chất và chất lượng giáo viên cũng bảo chứng cho việc chương trình học và hoạt động ngoại khoá ở trường chuyên nhỉnh hơn so với các cơ sở giáo dục khác. Trong Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, các trường chuyên Top 1 ở Hà Nội có mức đầu tư công lên tới mức 18 triệu đồng/học sinh/năm. Con số này giảm dần ở các trường chuyên top 2 là 12 triệu đồng/học sinh/năm, và phổ thông công lập thường là 7.3 triệu đồng/học sinh/năm. Những con số này là bề nổi của bức tranh giáo dục ngày càng phân tầng rõ rệt hơn.

Chúng ta cũng cần phải nói đến các trung tâm tư vấn du học, vốn có sự hợp tác nhiều chiều với các hoạt động ở trường chuyên. Với mức đầu tư cao cùng hệ sinh thái giáo dục khá đầy đủ, thật khó để phủ định trường chuyên đang tạo ra học sinh giỏi. Nói chính xác hơn, trên bình diện công lập, hệ thống này còn quyết định định nghĩa về một “học sinh giỏi.”

Vấn đề nằm ở đây: Khi một hệ thống giáo dục duy nhất mãi được lấy làm hệ quy chiếu cho chất lượng đào tạo và chất lượng học sinh ra trường, thì những bất công sẽ khó có thể được giải quyết thoả đáng. Điều này từng được cảnh báo qua tiền lệ là các trường chọn trên thế giới. Chúng là trọng tâm của các tranh luận về bất công, khi lứa học sinh đầu vào của các ngôi trường này phần lớn đến từ các gia đình có điều kiện, theo chuyên gia Nguyễn Sóng Hiền.

Ở Việt Nam, ta không phủ nhận rằng trường chuyên, dù có nhiều khiếm khuyết, vẫn là hệ thống thân thiện hơn đối với con em thuộc các gia đình trung lưu trở xuống, nếu so sánh với trường tư và trường quốc tế. Nó vẫn nâng đỡ các em thuộc gia đình không khá giả vươn lên trong xã hội, dù không nhiều. Vì thế, trường chuyên xứng đáng nhận được những phê bình chính đáng hơn so với phê bình của chuyên gia giáo dục được cộng đồng mạng quan tâm gần đây.

Những điều khác có thể làm là công nhận những con đường giáo dục và những chuẩn mực “học sinh giỏi” khác so với chuẩn mực nệ thành tích hiện có.

Chỉ tiêu lớp tài năng là bao nhiêu % ngành?Em được biết, ngành CNTT, đăng ký học lớp tài năng gồm có xét tuyển tài năng và thi tài năng, chỉ tiêu phần trăm giữa 2 cách này là bao nhiêu? Học sinh giỏi quốc gia môn Lý, lọt vào danh sách 48 thí sinh tham dự kỳ thi chọn ĐTQG tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc tế năm lớp 12, ở thứ hạng không cao (44/48) có khả năng được tham gia học tập ở lớp tài năng ngành CNTT không ạ?