Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giai đoạn làm Phó Thủ tướng phụ trách các lĩnh vực dân sự

Ngày 7 tháng 2 năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng[86] nhưng vẫn tiếp tục giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Văn Tiến Dũng là một trong những lãnh đạo quân đội lâu năm nhất cùng thời với Võ Nguyên Giáp, và cũng là chỉ huy trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975.[87]

Từ cuối thập niên 1970, Việt Nam đứng trước nguy cơ bùng nổ dân số. Tư tưởng cho rằng phải sinh đẻ thật nhiều để bù đắp sự tổn thất về người trong chiến tranh vẫn tồn tại dù chiến tranh đã kết thúc, cùng với hàng triệu nam thanh niên xuất ngũ trở về lập gia đình đã khiến dân số Việt Nam tăng nhanh. Đây là một vấn đề nghiêm trọng với Việt Nam lúc bấy giờ. Lần đầu tiên, các chỉ tiêu về dân số được đưa vào Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng năm 1981. Nhận thức rõ tầm quan trọng cùng với sự khó khăn, phức tạp của công tác này, năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch với mục tiêu kiểm soát mức sinh tại Việt Nam. Võ Nguyên Giáp khi đó là Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật được phân công kiêm nhiệm chức chủ tịch ủy ban này (cùng với 3 Bộ trưởng các Bộ và Tổ chức khác làm phó cho ông).[88]

Trong văn hóa Việt Nam khi đó, chuyện sinh đẻ bị coi là chuyện tế nhị của riêng phụ nữ, việc đàn ông tham gia phụ trách công tác này bị nhiều người Việt Nam khi đó coi là "mất thể diện". Cũng vì thế mà có những dư luận khi đó đồn thổi rằng các lãnh đạo khác "ghen tị" với tài năng và công lao của Võ Nguyên Giáp nên đã chuyển ông sang làm phụ trách ủy ban sinh đẻ có kế hoạch nhằm "hạ uy tín" ông. Lời đồn thổi đó lan truyền dai dẳng tới hàng chục năm sau, có người còn làm bài vè để châm biếm chuyện này. Nhưng thực ra những lời đồn thổi này là không có căn cứ. Dư luận khi ấy chỉ chú ý đến Tướng Giáp mà bỏ qua một loạt các thành viên quan trọng khác như 01 Phó Thủ tướng, 10 Bộ trưởng, lãnh đạo các ban ngành cũng tham gia ủy ban này. Ngoài ra, không chỉ Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà cả hai Thủ tướng khác của Việt Nam là Phạm Văn Đồng và Võ Văn Kiệt cũng từng phụ trách công tác sinh đẻ kế hoạch này (Phạm Văn Đồng phụ trách giai đoạn 1961-1975, Võ Văn Kiệt phụ trách giai đoạn 1987-1991, ngay sau Võ Nguyên Giáp). Việc có tới 2 thủ tướng trực tiếp phụ trách cho thấy tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa gia đình khi đó.

Ông Trần Văn Thìn, người trợ lý thân cận của Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt 21 năm, kể lại "Lúc sang Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia đình, dư luận bàn ra tán vào chuyện đó thế nào, Đại tướng biết cả. Ông nói với chúng tôi trong sinh hoạt chi bộ: Đảng đã phân công, mình là Đảng viên thì phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ..." Trong một lần nói chuyện, Đại tướng cũng đã từng cho hay: "Tôi đã cống hiến một cách tự nguyện, đã thanh thản trong mọi thử thách, thế là tôi sống vui, sống lâu... Như vậy, tôi đã làm theo lời dạy và noi theo tấm gương của Bác Hồ là "Dĩ công vi thượng". Tôi nhận nhiệm vụ và tôi hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả việc phụ trách công tác sinh đẻ có kế hoạch cũng là nhiệm vụ"[89]

Nhà sử học Dương Trung Quốc từng mạnh dạn hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp về những lời đồn thổi rằng việc giao cho ông phụ trách ủy ban sinh đẻ kế hoạch là để "hạ uy tín" ông. Đáp lại thắc mắc của ông Dương Trung Quốc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cười và nói đó là do Thủ tướng Phạm Văn Đồng (người từng làm trưởng ban sinh đẻ kế hoạch suốt 15 năm trước đó) quá bận việc nên trực tiếp nhờ cậy ông làm giúp, chứ chẳng hề có "âm mưu" nào như dư luận đồn thổi cả:

Năm 1991, ông thôi chức ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80. Theo tiểu sử tóm tắt khi ông mất, ông đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến tháng 12 năm 1986.[90]

Thời gian cuối đời, ông vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận trên mặt báo về tình hình đất nước như có bài báo yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18,[91] hay cuộc gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khẩu nông sản.[92]

Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 ông gửi thư trong đó bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu.[93] Ông cũng có bài viết thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay.[94] Vào đầu năm 2009, ông góp ý về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, ông đã viết 3 bức thư đề nghị thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem xét lại cẩn thận dự án này[95] vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường.

Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Võ Nguyên Giáp đã mừng đại thọ tròn 100 tuổi.

Trong dịp ông bước sang tuổi 100 và 71 năm tuổi đảng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu "Một vị đại tướng mà đã vào sinh ra tử, chiến đấu ở những chiến trường hết sức khó khăn, là thế hệ cận vệ học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh nay đã sống trên 100 tuổi, đây là điều hết sức vui mừng..."

Đại tướng cũng thường xuyên được các chính khách hàng đầu trên thế giới đến thăm hỏi tại tư dinh của Đại tướng. Đại tướng được coi là một tượng đài sống và có ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam, tầm ảnh hưởng lớn trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Sau 100 tuổi, sức khỏe của ông yếu hơn trước. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng chương trình thời sự với hình ảnh ông đang thực hiện việc bỏ phiếu thực hiện quyền công dân của mình trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, xóa đi những đồn đoán về sức khỏe của ông trên những phương tiện thông tin không chính thống.[96] Trong dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2011, Truyền hình Quân đội nhân dân phát sóng hình ảnh Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức đến thăm hỏi một số tướng lĩnh cao cấp đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua theo dõi trong hình ảnh thì sức khỏe Đại tướng đã tốt lên nhiều.[97]

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời vào hồi 18 giờ 9 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013,[98][99] tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, nơi ông thường xuyên tới điều trị từ năm 2009, đại thọ 103 tuổi (âm lịch) và là tướng lĩnh Việt Nam sống thọ nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước tới nay.[99]

Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông báo lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2013. Ông được an táng tại quê hương Quảng Bình, theo ý nguyện của ông và gia đình.[100] Địa điểm an táng là khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, nằm cách đèo Ngang khoảng 4 cây số.[101] Nơi an nghỉ cuối cùng của ông đã được xây dựng thành một quần thể kiến trúc để phục vụ người dân tới viếng.

Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Thông tin chính thống gần đây cho biết: "Tất cả các ý kiến của anh Văn đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến tranh". Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là "tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ". Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời:

Nhà giáo Hồ Cơ nhận xét về Đại tướng Võ Nguyên Giáp như sau: "Đất nước này nên cơ nên nghiệp, thứ nhất là do công của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, thì công của Đại tướng là công đầu. Nguy nan gì ông cũng xông vào.  Khi lâm trận thì ông nghĩ làm thế nào để chiến thắng mà quân dân hy sinh ít nhất. Cái đó là con người vĩ đại. Tôi ca ngợi một con người xứng đáng là anh hùng của Việt Nam"; và ông cũng có nhiều câu đối ca ngợi Đại tướng, được nhiều tài liệu đề cập đến:

Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng

Võ Nguyên Giáp đã xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam. Nhà sử học Derek Frisby gọi ông là kiến trúc sư của quân đội nhân dân Việt Nam, hoặc thậm chí có thể là của nước Việt Nam tồn tại như ngày nay.[118]

Ký giả nổi tiếng Oriana Fallaci, trong bài phỏng vấn nhan đề "Mỹ sẽ thua, tướng Giáp khẳng định" (Americans will lose, says General Giap), đăng trên báo Washington Post, ngày 6 tháng 4 năm 1969, mô tả Võ Nguyên Giáp như sau: "Đôi mắt của Giáp! Hẳn đây là đôi mắt thông minh nhất mà tôi từng được thấy. Sắc sảo, linh lợi, tươi vui, dữ dội – tất thảy mọi thứ. Một đôi mắt long lanh như hai tia sáng, xuyên thấu người ta tựa như hai lưỡi kiếm, ánh mắt đầy quyết đoán, uy nghi". Fallaci cho rằng, dù ông Giáp đã khóc khi có tin Hồ Chí Minh từ trần (tin giả, khoảng năm 1943, khi Hồ Chí Minh bị Quốc dân đảng Trung Quốc cầm tù), "nhưng không một điều gì trên thế giới có thể buộc được cặp mắt ấy đẫm lệ một lần nữa". Võ Nguyên Giáp tin chắc rằng quân Mỹ sẽ phải rút dần khỏi Việt Nam, rồi họ sẽ phải từ bỏ cuộc chiến tranh vì nó ngày càng ngốn nhiều nguồn lực, đẩy Hoa Kỳ đến bờ vực thẳm của lạm phát. Tháng 11 năm 1972, khi được Henry Kissinger cho phép phỏng vấn, Fallaci viết: "Câu hỏi đầu tiên của Kissinger là về tướng Giáp, "như đã bảo cô, tôi không bao giờ cho phỏng vấn riêng. Lý do tôi cho phép cô phỏng vấn là do tôi đã đọc bài phỏng vấn tướng Giáp của cô. Rất hay. Ông Giáp là người thế nào nhỉ?" Bà trả lời: "Ông Giáp là một kẻ sĩ theo phong cách Gô loa... Giọng đều đều như đọc bài giảng... Tuy nhiên, những điều ông Giáp nói (vào năm 1969) bây giờ đã trở thành sự thật"[119]

Nhà sử học quân sự Cecil Currey, trong quyển tiểu sử Victory at Any Cost (Chiến thắng bằng mọi giá), có nhận xét về tính cách của ông. Tướng Giáp dành trọn tình cảm của ông đến đất nước và toàn bộ sự hiến dâng đến Đảng Cộng sản, khát vọng lớn nhất cuộc đời ông là 2 mục tiêu: giải phóng Việt Nam ra khỏi sự đô hộ của nước ngoài và thống nhất đất nước, do đó ông đã "dành trọn khát vọng và niềm kiêu hãnh vô bờ bến của mình vào hai mục tiêu này", và "bề ngoài lạnh buốt của ông che đậy một tính khí rất nóng nên người Pháp đã miêu tả ông là một núi lửa được tuyết che phủ".[31]

Ngay cả sau này khi chiến tranh đã kết thúc, nhiều người phương Tây cho rằng ông là người vô cảm, bất chấp tổn thất để đạt được mục tiêu.[120] Tướng Mỹ William Westmoreland - đối phương của ông trong chiến tranh Việt Nam đã chỉ trích ông rằng "Bất cứ tướng Mỹ nào chịu tổn thất nhiều như thế sẽ không giữ được chức trong vòng ba tuần. Sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ ghê gớm, nhưng không tạo nên một thiên tài quân sự".[98] Nhưng sau đó nhận xét của Westmoreland đã bị nhà sử học nổi tiếng Stanley Karnow phản bác. Trước hết, Westmoreland đã bỏ qua sự vượt trội về trang bị và hỏa lực của quân đội Mỹ so với quân đội Việt Nam (nếu quân đội Mỹ trang bị thiếu thốn như phía Việt Nam, thì tổn thất của họ sẽ còn cao hơn nhiều). Stanley Karnow cũng chỉ ra điểm khác biệt cơ bản giữa tướng Giáp và các tướng Mỹ: ông không phải là một người Mỹ đang đối đầu với một dân tộc xa lạ ở một xứ sở xa lạ. Bộ đội của ông, và những thường dân hỗ trợ họ, chiến đấu trên đất đai quê hương mình; họ tin tưởng rằng cuộc kháng chiến trường kỳ cuối cùng sẽ quét sạch lòng kiên nhẫn của quân thù và đưa họ đến mục đích cuối cùng là thống nhất tổ quốc. Chiến lược này đã giúp ông Giáp đánh bại người Pháp và nó sẽ lại phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống lại người Mỹ.

Nhà sử học Derek Frisby chỉ ra: tướng Giáp thừa hiểu một cuộc chiến kéo dài chắc chắn sẽ mang lại nhiều tổn thất nhưng điều đó không có nghĩa là một phe nào đó chắc chắn sẽ thắng hay thua; và chỉ cần quân đội Việt Nam còn tồn tại để tiếp tục chiến đấu thì ý niệm về Việt Nam sẽ tiếp tục sống trong tâm khảm của những người ủng hộ nó. Đó là bản chất của một cuộc chiến tranh cách mạng. Những lời chỉ trích của Westmoreland dành cho tướng Giáp lại chính là chìa khóa để hiểu tại sao viên tướng Mỹ đã không thể đánh bại Võ Nguyên Giáp.[118] Theo Frisby, Võ Nguyên Giáp đã lợi dụng sự ỷ lại của người phương Tây vào ưu thế vũ khí để đánh bại họ bằng những chiến thuật không ai ngờ tới. Một ví dụ tiêu biểu là trận Điện Biên Phủ, khi Võ Nguyên Giáp sử dụng những phương tiện thô sơ để đưa đại bác và pháo phòng không đi xuyên qua những vùng địa hình tưởng chừng không thể vượt qua được, và điều này đã khiến quân Pháp "chết điếng người".[118]

Đối với những chỉ trích từ phương Tây rằng ông là người vô cảm, chính bản thân Võ Nguyên Giáp đã từng trả lời một nhà báo Ý rằng: "Người phương Đông chúng tôi khác người phương Tây các ông. Chúng tôi đặt sự tồn vong của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi phút có hàng trăm, hàng ngàn người chết trên trái đất này. Sự sống hoặc cái chết của hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn con người, đối với đồng bào của chúng tôi, cũng là không đáng kể (đối với sự nghiệp giành độc lập dân tộc)". Ông cho biết: người Việt Nam sẽ sẵn sàng chịu bất kỳ hy sinh nào và chiến đấu tới cùng để giải phóng đất nước của họ từ quân đội nước ngoài, và ông cũng không ngoại lệ.[98][121][122] Trong hồi ký của mình, Võ Nguyên Giáp chia sẻ: phải chỉ huy một đội quân trang bị nghèo nàn chống lại những đội quân trang bị tối tân, không thể nào giành chiến thắng mà không cần phải hy sinh, ông không thể thay đổi điều đó mà chỉ có thể tìm cách hạn chế tối đa mức độ hy sinh. Ông đã ra quyết định ngừng Chiến dịch Điện Biên Phủ thêm 2 tháng để thay đổi phương án tác chiến do e ngại việc đánh nhanh thắng nhanh sẽ gây nhiều tổn thất. Sau một đêm lo lắng mất ngủ, ông kết luận "sẽ là tự sát nếu đưa bộ đội vào trận đánh mà không chuẩn bị chống pháo binh, xe tăng và máy bay địch", và ông kiên quyết ra lệnh ngừng tấn công dù rằng khi đó áp lực rất lớn và ông coi đó là "quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời".[123] Thượng tướng Trần Văn Trà nói rằng tướng Giáp "là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh"[124]

Giáo sư Fredrik Logevall nhận định, việc đánh bại 2 quân đội mạnh như Pháp và Mỹ không chỉ đơn giản là chấp nhận đánh đổi bằng tổn thất lớn. Võ Nguyên Giáp đã thành công trong việc tận dụng các lợi thế sẵn có như địa hình và sự ủng hộ của người dân để khắc chế ưu thế về hỏa lực và vũ khí của Pháp và Mỹ, ngoài ra ông và các đồng sự cũng tranh thủ được sự ủng hộ của những người dân Pháp, Mỹ phản đối chiến tranh.[125] Nếu không có đường lối quân sự đúng đắn này thì dù Việt Nam có hy sinh nhiều tới đâu cũng chỉ là vô ích trước những kẻ thù mạnh như Pháp và Mỹ. Cecil B. Currey nhận xét: các tướng Pháp và Mỹ đều ỷ vào sự áp đảo của xe tăng, máy bay, pháo binh với suy nghĩ là cứ chiếm thật nhiều vùng đất thì sẽ thắng, họ đã không nắm được yếu tố căn bản của chiến tranh như Võ Nguyên Giáp. Ông có thể thua trong một số trận đánh, nhưng kết quả chung cuộc thì ông luôn thắng. Tư tưởng quân sự của Võ Nguyên Giáp vừa đúc rút từ lịch sử của Việt Nam, vừa chấm phá bằng những màu sắc từ Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, của Tôn Tử, Napoleon, của Thomas Lawrence và nhiều người khác. Ông tạo nên những nét sáng tạo của chính mình trên tấm vải là Đảng và nhân dân của ông. Bức tranh hoàn toàn là của riêng ông - một kiệt tác nghệ thuật.[126]

Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.

Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Time Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,...[133]

Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề Great Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và những chiến dịch của họ). Sách dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500 tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames & Hudson dành để giới thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới trong 2.500 năm qua, thứ tự được xếp theo trình tự thời gian từ cổ đến kim. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, tức là nhân vật nổi bật nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho tới hiện nay (xếp thứ 58 là Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II), và Võ Nguyên Giáp cũng là người duy nhất trong 59 nhân vật vẫn còn sống khi cuốn sách được xuất bản.[134]

Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà các nước trên thế giới khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập ngày nay của họ. Khi ông mất, hàng chục chính phủ các nước đã gửi điện chia buồn. Tổng thống Uruguay, Jose Mujica gọi ông là "vị tướng huyền thoại", người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh chống áp bức và "gieo niềm tin rằng yếu tố con người chính là chìa khóa của thắng lợi".[135] Bộ Ngoại giao Venezuela ra thông cáo khẳng định việc Đại tướng ra đi cũng là một tổn thất đối với người dân quốc gia Nam Mỹ này.[128] Tổng thống Algérie - Abdelaziz Bouteflika - gọi ông là người anh hùng quân đội của nền độc lập Việt Nam, là nhà chiến lược vĩ đại đã khiến cho thực dân Pháp phải kinh hoàng ở Điện Biên Phủ, và tên tuổi ông "sẽ vẫn mãi khắc sâu trong ký ức của nhân dân Algeria."

Một số tác phẩm chính của Đại tướng như:[136][137]

Năm 1934, Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944, em gái bà Nguyễn Thị Minh Khai) và có với nhau một người con gái là Võ Hồng Anh (1939-2009). Võ Hồng Anh là một giáo sư, tiến sĩ khoa học ngành Toán-lý đã từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia năm 1988.

Hai năm sau khi bà Nguyễn Thị Quang Thái hy sinh, năm 1946, Võ Nguyên Giáp tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà (1927-2024), con gái của giáo sư Đặng Thai Mai (1902-1984). Võ Nguyên Giáp và Đặng Bích Hà có bốn người con, 2 gái và 2 trai

Tên ông được đặt cho nhiều đường, phố và các trường học ở nhiều nơi tại Việt Nam, đặc biệt, từ ngày 12 tháng 8 năm 2014, trường trung học phổ thông chuyên Quảng Bình đổi tên thành Trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp.[138]

Ngày 25 tháng 8 năm 2014, nhân kỷ niệm 104 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tỉnh ủy Thái Nguyên quyết định đổi tên Quảng trường 20/08 thành Quảng Trường Võ Nguyên Giáp với diện tích 21ha.

Ngày 7 tháng 2 năm 2015, đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài được đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp. Đây là tuyến đường huyết mạch nối trung tâm thủ đô với Sân bay quốc tế Nội Bài.[139]

Ngày 8 tháng 11 năm 2015, UBND tỉnh Trà Vinh long trọng tổ chức lễ công bố nghị quyết của HĐND tỉnh Trà Vinh về đặt tên ông cho tuyến đường hai chiều từ cửa ngõ đi vào trung tâm nội ô Thành phố Trà Vinh.[140]

Ngày 22 tháng 7 năm 2020, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND[141]. Theo đó, trục đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 được đặt tên là đường Võ Nguyên Giáp, đồng thời cầu Rào 2 cũng được đổi tên thành cầu Võ Nguyên Giáp như hiện nay.

Sáng ngày 12 tháng 7 năm 2023, với đa số đại biểu tán thành, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã thông qua nghị quyết về đổi tên Xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức (TP Thủ Đức) có chiều dài 7,79 km thành đường Võ Nguyên Giáp.[142]

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

Đại Kỷ Nguyên (giản thể: 大纪元, phồn thể: 大紀元, tên tiếng Anh: The Epoch Times), là một tờ báo đa ngôn ngữ, chính trị cực hữu liên kết với phong trào tôn giáo mới Pháp Luân Công.[1] Tờ báo có trụ sở chính tại Thành phố New York, Hoa Kỳ và là một phần của Tập đoàn Truyền thông Đại

Kỷ Nguyên. Đây cũng là đơn vị điều hành Đài truyền hình Tân Đường Nhân.[2] Đại Kỷ Nguyên có mặt tại 35 quốc gia nhưng bị chặn ở Trung Quốc đại lục.[3]

Tờ báo này đã được một số học giả mô tả như là một cơ quan ngôn luận cho Pháp Luân Công,[4][5][6][7][8] kết nối và bày tỏ sự thông cảm đối với môn khí công này. Tuy vậy một phát ngôn viên của tờ báo nói rằng nó không phải là cơ quan ngôn luận của Pháp Luân Công.[9] Tờ báo duy trì lập trường biên tập chung chống cộng sản, bao gồm cả sự phản đối rõ ràng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.[4][10][11][12]

Mặc dù tờ báo được biết đến với các chủ đề quan tâm chung tập trung vào tin tức về Trung Quốc và các vấn đề nhân quyền có liên quan. Nó cũng đã được biết đến vì sự ủng hộ với Tổng thống Mỹ Donald Trump và đưa tin về một số chính trị gia cực hữu ở Châu Âu; một báo cáo năm 2019 cho thấy nó là nhà tài trợ lớn thứ hai cho các quảng cáo ủng hộ cựu tổng thống Trump trên Facebook sau chiến dịch tranh cử.[13][14][15][16][17][18] Các trang web tin tức mới và các kênh YouTube của tổ chức này đã truyền bá các thuyết âm mưu như QAnon và tuyên truyền chống tiêm chủng.[18][19][20] Tổ chức này thường xuyên quảng bá cho các nhóm liên kết của Pháp Luân Công, chẳng hạn như công ty biểu diễn nghệ thuật Thần Vận.[21]

Đại Kỷ Nguyên được John Tang và nhóm học viên Pháp Luân Công người Mỹ gốc Hoa thành lập vào năm 2000 để phá vỡ sự kiểm soát thông tin bên trong Trung Quốc và sự thiếu hiểu biết ở bên ngoài về những sự việc quan trọng như cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc, thực trạng xã hội, quyền lợi và sự tự do của người dân dưới sự cai trị của chính quyền nước này.[22][23]

Tờ báo được bắt đầu bằng tiếng Hoa ở New York, đồng thời vào tháng 8 năm 2004, phiên bản Tiếng Anh của Đại Kỷ Nguyên được đưa ra ở Thành phố New York, cũng như ở Washington, D.C., Los Angeles, San Francisco, và các thành phố khác [24][25] Tờ báo đã liên kết dịch vụ truyền thông bao gồm Đài truyền hình Tân Đường Nhân và Đài Phát thanh Hy Vọng.

Đại Kỷ Nguyên thường kết nối với nhóm tinh thần Pháp Luân Công. Một báo cáo vào năm 2006 bởi Nghiên cứu Quốc hội Mỹ đã liệt kê tờ báo là nguồn phương tiện truyền thông đưa tin đáng tin cậy về Pháp Luân Công.[22]

Vào năm 2000, có 10 phóng viên của Đại Kỷ Nguyên bị cầm tù ở Trung Quốc đại lục, nhưng những nhân viên báo Hoa Ngữ hiện tại vẫn đang làm việc tại Hồng Kông, bất chấp sự đe dọa và sức ép từ chính quyền nước này.[26]

Theo NBC News, "ít ai được biết đến công khai về quyền sở hữu, nguồn gốc hoặc ảnh hưởng chính xác của Đại Kỷ Nguyên " và nó được tổ chức lỏng lẻo thành một số tổ chức phi lợi nhuận miễn thuế khu vực, dưới sự bảo trợ của Epoch Media Group, cùng với New Tang Dynasty Television.[27]

Doanh thu của tờ báo đã tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, từ 3,8 triệu đô la năm 2016 lên 8,1 triệu đô la năm 2017 (với mức chi là 7,2 triệu đô la) và 12,4 triệu đô la vào năm 2018.[28] Các tài liệu thuế của Epoch Media Group chỉ ra rằng từ năm 2012 đến năm 2016, tập đoàn này đã nhận được 900.000 USD từ một hiệu trưởng tại Renaissance Technologies, một quỹ đầu cơ do nhà tài trợ chính trị bảo thủ Robert Mercer đứng đầu.[29] Chris Kitze, một cựu NBC điều hành và tác giả của trang web giả mạo tin tức Before It's News người cũng quản lý một quỹ phòng hộ cryptocurrency, tham gia ban lãnh đạo tờ báo với cương vị phó chủ tịch vào năm 2017.[28]

Epoch Times cho biết họ phát hành các trang web bằng 21 ngôn ngữ và 35 quốc gia, đồng thời có các ấn bản in bằng 8 thứ tiếng: Trung Quốc, Anh, Tây Ban Nha, Do Thái, Việt, Nhật, Hàn và Indonesia.[30]

Vào tháng 4 năm 2019, các video và quảng cáo từ Epoch Media Group bao gồm The Epoch Times và New Tang Dynasty (NTD) đã đạt tổng cộng 3 tỷ lượt xem trên Facebook, YouTube và Twitter, theo công ty phân tích Tubular. Theo NBC News, điều đó đã xếp thứ 11 trong số tất cả những người tạo video và vượt lên trên bất kỳ nhà xuất bản tin tức truyền thống nào khác.[27][31]

Trong một số trường hợp, Đại Kỷ Nguyên hoạt động trong một môi trường thù địch ở nước ngoài, trong đó "các công ty truyền thông Trung Quốc ở nước ngoài lựa chọn giữ độc lập hoặc xuất bản nội dung không được phê duyệt trở thành mục tiêu của một chiến dịch loại bỏ hoặc kiểm soát tích cực." [32] Trong một ví dụ, các quan chức ngoại giao Trung Quốc đã đe dọa truyền thông vì đã đưa tin nội dung liên quan đến Pháp Luân Công; trong các trường hợp khác, các nhà quảng cáo và nhà phân phối đã bị đe dọa để không ủng hộ Đại Kỷ Nguyên. Các nhà chức trách của Đảng Cộng sản đã bị cáo buộc sử dụng "các phương pháp quân sự" chống lại tờ báo và nhân viên của nó, bao gồm tấn công nhân viên và phá hủy thiết bị máy tính.[32]

Theo báo cáo của tổ chức Phóng viên không biên giới, giám đốc kỹ thuật của Epoch, Li Yuan, đã bị tấn công và đánh đập tại nhà riêng ở Atlanta, Georgia vào ngày 8 tháng 2 năm 2006, bởi các nghi phạm là nhân viên chính phủ Trung Quốc, mà đã lấy đi hai máy tính xách tay của ông.[33]

Trong năm 2006, Liên đoàn Quốc tế các Nhà báo chỉ trích những gì nó được gọi là "Dirty War" chống lại The Epoch Times, trích dẫn sự cố như The Epoch Times của Hồng Kông nhà máy in được chia thành và bị hư hỏng do đàn ông không xác định, và văn phòng Epoch tại Sydney và Toronto nhận được phong bì thư đáng ngờ bị nghi chứa chất độc hại. IFJ cũng ghi nhận các trường hợp nhân viên và nhà quảng cáo của Epoch Times bị đe dọa, và các tờ báo bị tịch thu, trong đó nó được mô tả là "một cuộc săn lùng phù thủy ác độc nhằm dập tắt tiếng nói của sự bất đồng chính kiến." [34]

Tờ báo này đã bị cấm ở Malaysia một thời gian ngắn sau khi chịu áp lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc.[35]

Vào năm 2016, tờ báo đã bị gỡ bỏ khỏi hiệu thuốc của Đại học Quốc gia Australia, sau khi chủ tịch Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc đối đầu với dược sĩ và ném các tờ báo ra ngoài. Vụ việc đã thu hút sự đưa tin của các phương tiện truyền thông quốc gia về các câu hỏi của các tổ chức du học sinh được chính phủ Trung Quốc tài trợ.[36][37]

Vào tháng 11 năm 2019, Tổ chức phóng viên không biên giới đã kêu gọi Giám đốc điều hành Hong Kong Carrie Lam bảo vệ quyền tự do báo chí sau khi Đại Kỷ Nguyên cho biết 4 kẻ đốt phá đeo mặt nạ mang dùi cui đã làm hỏng máy in của họ.[38]

Một số quốc gia châu Âu như: Áo, Đức, Lithuania, Moldova, Nga, România đã chặn truy cập vào báo này vì lý do đưa thông tin sai lệch về đại dịch.

Lập trường biên tập của Đại Kỷ Nguyên thường được coi là chống cộng, đặc biệt là chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc.[5]

Tờ báo chống lại những gì mà nó coi là tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua các ý kiến ​​và bài báo riêng của mình. Tờ báo ủng hộ và các nhóm phản đối Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm Pháp Luân Công, các nhà bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động và những người ủng hộ chính phủ Tây Tạng lưu vong. Báo này cũng đưa tin về các tin tức liên quan đến Pháp Luân Công, bao gồm cả nỗ lực của nhóm nhằm kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân bằng luật dân sự về tội diệt chủng, mà không được hầu hết các tờ báo tiếng Trung Quốc khác đưa tin.[39]

Năm 2005, tờ San Francisco Chronicle đưa tin rằng "ba phương tiện truyền thông bằng tiếng Trung Quốc mới ở Hoa Kỳ cung cấp báo cáo chỉ trích Đảng Cộng sản, sự đàn áp của chính phủ và tình trạng bất ổn xã hội ở Trung Quốc [Epoch Times, Sound of Hope, và NTDTV] với các liên hệ với phong trào tinh thần Pháp Luân Công. " Khi được phỏng vấn, các giám đốc điều hành tại mỗi tờ báo trên nói rằng họ không đại diện cho phong trào Pháp Luân Công nói chung.[39]

Đại Kỷ Nguyên được biết đến với cáo buộc có những âm mưu liên quan đến cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Giang Trạch Dân.[40] Dưới thời chính quyền của ông, Pháp Luân Công đã bị đàn áp ở Trung Quốc.

Tờ báo này mâu thuẫn với tờ báo tiếng Trung World Journal do Đài Loan sở hữu và có trụ sở tại Hoa Kỳ, cáo buộc nó là "cái loa của Đảng Cộng sản Trung Quốc xấu xa." [40]

Theo một báo cáo của NBC News, Đại Kỷ Nguyên "thường đứng ngoài chính trường Hoa Kỳ" trước năm 2016, "trừ khi họ hợp tác với các lợi ích của Trung Quốc." Ben Hurley, một cựu nhân viên của Epoch Times cho đến năm 2013, nói với NBC News rằng tờ báo này chỉ trích việc phá thai và LGBT, và rằng các học viên Pháp Luân Công "nhìn thấy chủ nghĩa cộng sản ở khắp mọi nơi" kể cả những nhân vật theo chủ nghĩa quốc tế như Hillary Clinton và Kofi Annan, "nhưng còn nhiều hơn thế phòng cho những bất đồng trong những ngày đầu. " Kể từ năm 2016, theo NBC News, Đại Kỷ Nguyên đã quảng bá đưa tin thuận lợi về chiến dịch tranh cử và nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, đồng thời nhấn mạnh các vấn đề như khủng bố Hồi giáo và nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Nó cũng nhấn mạnh "những gì mà ấn phẩm tuyên bố là một âm mưu toàn cầu, mê cung do [Hillary] Clinton và cựu Tổng thống Barack Obama dẫn đầu nhằm hạ bệ Trump." [27] Tổng biên tập Jasper Fakkert của Đại Kỷ Nguyên đã viết trong một bức thư gửi độc giả: "Chúng tôi thấy những nỗ lực của chính quyền Trump trong việc thay đổi các chính sách xã hội chủ nghĩa ở Mỹ, cũng như đặt ra các chính sách chống lại sự xâm nhập và lật đổ của Trung Quốc, cũng như sự đảo ngược đáng kể so với các chính sách trong quá khứ và những nỗ lực chân thành, nếu được thực hiện đầy đủ, sẽ mang lại lợi ích cho nước Mỹ và toàn thế giới. " [41]

Vào tháng 9 năm 2017, ấn bản của tờ báo tiếng Đức, The Epoch Times Deutschland, trở thành chỉ dành cho Web vào năm 2012, được tạp chí trực tuyến The China File mô tả là phù hợp với phe cực hữu của Đức và hấp dẫn những người ủng hộ Giải pháp thay thế cho Đảng của Đức (AfD) và nhóm chống người nhập cư Pegida.[42] Stefanie Albrecht, một phóng viên của đài truyền hình Đức RTL, người đã dành nhiều ngày bên trong văn phòng Berlin của Thời báo Đại Kỷ Nguyên trong khi điều tra bên phải, nói rằng các nhân viên của Đại Kỷ Nguyên mà cô gặp không được đào tạo về báo chí và không kiểm tra sự thật, thay vào đó tin tưởng vào các nguồn thay thế mà họ đã nói đến.[43]

Tại Pháp, Đại Kỷ Nguyên mang đến "hỗ trợ không bị ràng buộc cho Jean-Marie Le Pen, tộc trưởng cực hữu của Pháp, và con gái của ông, Marine, người lãnh đạo đảng dân tộc chủ nghĩa mà cha cô thành lập", theo The New Republic.[43]

Giám đốc Đại Kỷ Nguyên bản tiếng Anh, Stephen Gregory nói trong năm 2007: "Đây không phải là một tờ báo Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là một câu hỏi đặt ra về niềm tin của một cá nhân. Báo này không thuộc về Pháp Luân Công, nó không phải là người phát ngôn cho Pháp Luân Công, nó không đại diện Pháp Luân Công. Nó chỉ viết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc."[9] Phóng viên báo chí Nahal Toosi của Associated Press đã viết rằng: nói rằng tổ chức Pháp Luân Công sở hữu Thời báo Đại Kỷ Nguyên là "không chính xác về mặt kỹ thuật". Tuy nhiên, nhiều nhân viên Đại Kỷ Nguyên là các học viên Pháp Luân Công. Toosi lưu ý rằng "nhiều nhà quan sát" đã nói rằng Pháp Luân Công sử dụng tờ báo như một phần của chiến dịch quan hệ công chúng.[9]

Học giả người Canada Clement Tong đã viết rằng Thời báo Đại Kỷ Nguyên "hoạt động như một cơ quan ngôn luận cho" Pháp Luân Công, mặc dù không có tuyên bố chính thức về sự liên kết của tờ báo với phong trào này.[6]

Năm 2008, David Ownby, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Montréal và tác giả của "Pháp Luân Công và Tương lai của Trung Quốc", cho biết tờ báo được các học viên Pháp Luân Công thành lập bằng tiền riêng của họ.[44] Ông mô tả thời báo Đại Kỷ Nguyên mong muốn được coi trọng như một tờ báo toàn cầu thay vì được đánh giá dựa trên mối liên hệ chặt chẽ của nó với Pháp Luân Công.[44][45] Ownby viết: "Thời báo Đại Kỷ Nguyên là một tờ báo có nhiệm vụ, báo cáo về các vấn đề về quyền con người trên khắp thế giới, cho phép tập trung đáng kể vào Trung Quốc và Pháp Luân Công."[46]

Năm 2009, Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, đã xuất hiện tại trụ sở của tờ báo ở Manhattan và kêu gọi mở rộng Đại Kỷ Nguyên để "trở thành phương tiện truyền thông đại chúng." [27] Lý đã gọi Đại Kỷ Nguyên là "phương tiện truyền thông của chúng ta", cùng với công ty sản xuất kỹ thuật số NTD và đoàn múa Thần Vận.[27][47]

Các cựu nhân viên của Đại Kỷ Nguyên đã ghi nhận sự tham gia của các học viên Pháp Luân Công trong quá trình quản lý và biên tập.[27] Ba cựu nhân viên giấu tên cho biết các công nhân của Epoch Times được khuyến khích tham gia các buổi "học Pháp" hàng tuần ngoài giờ làm việc để học các bài giảng của Lý Hồng Chí.

Đại Kỷ Nguyên thường xuyên đăng những câu chuyện quảng cáo về đoàn múa Thần Vận có liên hệ với Pháp Luân Công. Bài đánh giá của tờ New Yorker về Thần Vận gọi Đại Kỷ Nguyên là "nhà cung cấp nội dung về Thần Vận hàng đầu thế giới." [48][49]

Vào năm 2019, một báo cáo điều tra của NBC News cho rằng việc đưa tin chính trị của Đại Kỷ Nguyên có thể bị ảnh hưởng bởi việc các tín đồ Pháp Luân Công dự đoán về một ngày phán xét với việc những người cộng sản bị đày xuống địa ngục và các đồng minh của Pháp Luân Công được miễn tội. Các cựu nhân viên của Epoch Times nói với NBC News rằng Tổng thống Donald Trump được coi là một đồng minh chống cộng chủ chốt,[27] được cho là đã đẩy nhanh ngày phán xét đó.[50]

Kể từ tháng 11 năm 2004, phiên bản Trung Quốc của Thời báo Đại Kỷ Nguyên đã xuất bản và quảng bá một loạt các bài xã luận và một tập sách nhỏ mang tên "Cửu Bình về Đảng Cộng sản"[51] (tiếng Trung phồn thể: 九 評 共產黨; tiếng Trung giản thể: 九 评 共产党). Bài viết này phê phán các chiến dịch chính trị bạo lực thường xuyên của Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua lịch sử của nó, từ khi nó lên nắm quyền dưới quyền Mao Trạch Đông đến hình thức hiện tại. Đảng Cộng sản Trung Quốc bị bài viết chỉ trích là một tổ chức bất hợp pháp sử dụng các chiến thuật không được phép để giành quyền lực. Bài viết còn cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã "phá hủy văn hóa truyền thống Trung Hoa" và thương hiệu Đảng Cộng sản Trung Quốc là một "tà giáo"[52]. Theo Ownby, các bình luận này lên án trực tiếp chủ nghĩa cộng sản và tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc cai trị Trung Quốc. Trong khi thừa nhận những "bạo lực không cần thiết" mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây ra, với tư cách là một sử gia chuyên nghiệp, Ownby cũng cho rằng "Cửu Bình" có sự thiếu cân bằng trong sắc thái ngôn ngữ và phong cách khi quá thiên lệch về sự chỉ trích, khiến cho bài bình luận này giống như "những bài phát biểu tuyên truyền chống cộng sản được viết ở Đài Loan trong những năm 1950."[46] Cửu Bình đã giành được 1 giải thưởng báo chí ở Mỹ vào năm 2005.[53][54]

Cửu Bình đã được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ[51] và được phát hành dưới dạng DVD. Cửu Bình đã được các báo chí và các nhà lãnh đạo nổi bật của cộng đồng người Trung Quốc ở nước ngoài ghi nhận, họ tuyên bố rằng nó đã tạo ra sự bùng nổ của một loạt người từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó.[55]