Chính sách thuế xuất khẩu tinh bột sắn và sản phẩm từ tinh bột sắn được quy định như dưới đây:

MÃ HS VÀ THUẾ XUẤT KHẨU TINH BỘT SẮN

Tinh bột sắn thuộc chương 11 có mã HS : 11081400 – Tinh bột sắn

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu; Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp khi có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu hoặc từ phía đơn vị nước nhập khẩu; CFS là một trong những điều kiện cần và đủ để thông quan khi xuất khẩu

Xin giấy chứng nhận lưu hành tự do cho lô hàng xuất khẩu tinh bột sắn căn cứ vào Quyết định 10/2010/QĐ-TTg – Quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu

Hồ sơ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) bao gồm :

– Văn bản đề nghị cấp CFS (theo mẫu) nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

– Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.

– Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

Giấy chứng nhận y tế có tên tiếng Anh là Health Certificate được viết tắt là HC được cấp cho sản phẩm tinh bột sắn khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Xin giấy chứng nhận y tế cho sản phẩm tinh bột săn căn cứ vào Thông tư 52/2015/TT-BYT Quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

Hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế (HC) bao gồm :

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Kiểm dịch thực vật là công tác quản lý của Nhà nước, các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn những loài sâu bệnh, vi sinh vật có hại, cỏ dại nguy hiểm. … Còn hàng hóa xuất khẩu, kiểm dịch cũng tương tự như là một giấy phép thông hành đảm bảo đủ điều kiện để chuyển ra nước ngoài.

Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch thực vật bao gồm :

THỦ TỤC HẢI QUAN XUẤT KHẨU TINH BỘT SẮN

Do mặt hàng tinh bột sắn không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép nên doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu bình thường.

Hồ sơ hải quan xuất khẩu bột sắn sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).

– Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)

Lưu ý: Ngoài ra Quý Doanh nghiệp cần tham khảo chính sách quản lý hàng hóa tại nước nhập khẩu để biết được thông tin và yêu cầu với mặt hàng này để bổ sung các chứng từ khác phù hợp trước khi xuất khẩu được thuận lợi

Logistics Solution sẽ thực hiện mọi thủ tục xuất khẩu tinh bột sắn ra nước ngoài cho Quý doanh nghiệp. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Logistics Solution sẽ tư vấn cho Quý doanh nghiệp nắm rõ thủ tục để xuất khẩu tinh bột sắn một cách hoàn hảo để doanh nghiệp yên tâm đưa sản phẩm đi khắp thế giới.

Năm 2023, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng, Trung Quốc sẽ là điểm đến tiềm năng nhất cho sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam nhờ nhu cầu cao, vị trí địa lý gần, chi phí logistics thấp.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo nhu cầu mua sắn và tinh bột sắn từ Trung Quốc vẫn cao do thị trường này tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng.

Hơn nữa, các ngành công nghiệp năng lượng và thức ăn chăn nuôi cũng chuyển sang nhập khẩu các sản phẩm từ sắn để thay thế, dẫn đến tăng nhu cầu đối với sắn. Chính vì vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sắn và tinh bột sắn sang thị trường Trung Quốc.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, tháng 2/2023, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 436.900 tấn, trị giá 161,98 triệu USD, tăng 95,4% về lượng và tăng 86,4% về trị giá tháng 1/2023; so với tháng 2/2022 tăng 88,7% về lượng và tăng 71,9% về trị giá.

Trong tháng 2/2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang thị trường Trung Quốc chiếm 93,36% tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu của cả nước. Với con số này, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam.

Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn sang thị trường Trung Quốc trong tháng 2/2023 ở mức 370,8 USD/tấn, giảm 4,6% so với tháng 1/2023, nhưng tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

[Bộ trưởng Công Thương: Ngành sắn cần chuyển sang xuất khẩu chính ngạch]

Do vậy, tính chung, trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 659,84 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 248,14 triệu USD, tăng 37,1% về lượng và tăng 23,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng lưu ý, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang thị trường Trung Quốc chiếm 93,8% tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu của cả nước trong 2 tháng đầu năm 2023.

Nhận định từ các chuyên gia thương mại, Trung Quốc tăng mua sắn và các sản phẩm từ sắn từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2023, sau khi nước này gỡ bỏ các biện pháp kiểm dịch COVID-19.

Các chủng loại sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu vẫn là tinh bột sắn và sắn lát khô.

Năm 2023, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng, Trung Quốc sẽ là điểm đến tiềm năng nhất cho sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam nhờ nhu cầu cao, vị trí địa lý gần, chi phí logistics thấp hơn so với xuất khẩu tới các thị trường khác.

Trong khi đó, nguồn cung và giá của ngô và lúa mì đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình chiến sự ở Ukraine. Do đó, nhu cầu về sắn trên thị trường thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Cũng theo các chuyên gia, giá sắn tươi tại miền Trung-Tây Nguyên tiếp tục đứng ở mức cao trong bối cảnh nguồn cung sắn vụ cuối khan hiếm, trong khi các nhà máy đều muốn tăng công suất hoạt động trước khi nghỉ kết thúc vụ.

Năng suất và chất lượng sắn vụ tới tại Tây Ninh nhiều khả năng bị sụt giảm nghiêm trọng do bệnh khảm lá. Hiện tại nhiều nhà máy đã phải nghỉ vụ do giá sắn nguyên liệu tăng cao và nguồn nguyên liệu cuối vụ hết sớm hơn cùng kỳ niên vụ 2021-2022.

Báo giá xuất khẩu tinh bột sắn Việt Nam của nhiều nhà máy cao hơn mức giá khách hàng Trung Quốc chấp nhận mua được. Thời điểm hiện tại, các nhà máy Việt Nam tập trung bán nội địa với giá cao hơn giá xuất khẩu.

Trong khi đó, sản lượng sắn lát thu mua về các kho trữ hàng vụ 2022-2023 giảm mạnh so với vụ 2021-2022. Giá chấp nhận mua của khách hàng Trung Quốc thấp hơn so với giá chào bán của đơn vị xuất khẩu sắn lát Việt Nam tới vài chục USD/tấn.

Thống kê cho thấy, hiện nay, giá sắn tươi tại miền Trung-Tây Nguyên tiếp tục xu hướng tăng nhẹ, trong bối cảnh nguồn cung nguyên liệu cuối vụ đạt thấp. Bên cạnh đó, giá sắn tươi thu mua tại Tây Ninh dao động ở mức 3.400 - 4.000 đồng/kg, tăng 100 - 300 đồng/kg so với 10 ngày trước đó.

Tại Đắk Lắk, giá dao động ở mức 2.900-3.000 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg so với 10 ngày trước đó. Tại Gia Lai, giá dao động ở mức 2.950-3.100 đồng/kg, ổn định so với 10 ngày trước đó.

Tại miền Trung, giá sắn tươi dao động ở mức 2.650-3.000 đồng/kg, tăng 250 đồng/kg so với 10 ngày trước đó.

Tại miền Bắc, giá sắn tươi dao động ở mức 2.400-2.600 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg so với 10 ngày trước đó.

Các nhà máy Việt Nam đang chào bán tinh bột sắn với mức giá trong khoảng 500-525 USD/tấn - FOB cảng Thành phố Hồ Chí Minh, tăng 20 USD/tấn so với 10 ngày trước đó.

Giá tinh bột sắn giao tại Móng Cái và Lạng Sơn ở mức 3.400-3.650 CNY/tấn, tăng 50 CNY/tấn so với 10 ngày trước đó. Trong khi đó, giá xuất khẩu sắt lát sang thị trường Trung Quốc khoảng 305 USD/tấn - FOB Quy Nhơn; giá xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc khoảng 355 USD/ tấn - FOB Quy Nhơn, ổn định so với 10 ngày trước đó.

Đại diện Cục Xuất Nhập khẩu cho hay, năm 2022, sắn và sản phẩm sắn là một trong số ít mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch tăng trưởng tốt so với năm 2021.

Đặc biệt, năm 2022, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 91,67% về lượng và chiếm 91,47% về kim ngạch trong tổng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước.

Cụ thể, xuất khẩu đạt 2,98 triệu tấn, trị giá 1,28 tỷ USD, tăng 11% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2022 ở mức 356,8 USD/tấn, tăng 6,6% so với năm 2021./.