Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn xảy ra tình trạng NNN lang thang xin ăn, "cư trú lỳ", cá biệt có NNN sử dụng trái phép chất ma túy, trồng cần sa tại nơi lưu trú; tình trạng các cơ sở lưu trú không khai báo lưu trú hoặc tạo điều kiện cho NNN ở lại Việt Nam trái phép. Phòng Quản lý XNC đã phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương xử lý hơn 110 trường hợp NNN vi phạm hành chính trên lĩnh vực xuất nhập cảnh, cư trú; tiếp nhận 1.402 hồ sơ và đã giải quyết 1.380 hồ sơ liên quan đến công tác quản lý, lưu trú đối với NNN, tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Người đang cư trú nước ngoài có thể xin thôi quốc tịch Việt Nam hay không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam như sau:

1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.

Căn cứ Khoản 1 Điều 29 Luật trên quy định về trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam như sau:

1. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin thôi quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Theo đó, công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam. Việc xin thôi quốc tịch Việt Nam xuất phát từ sự tự nguyện của công dân Việt Nam và không phụ thuộc vào việc công dân Việt Nam đang cư trú ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bạn xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.

Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam

Căn cứ Điều 28 Luật trên quy định về hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam như sau:

1. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam bao gồm:

a) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;

c) Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;

d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

đ) Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;

e) Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;

g) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

2. Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại các điểm d, e và g khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

Thực tế trên diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lao động nhập cảnh để đáp ứng nhu cầu do tình trạng thiếu lao động của Nhật Bản. Theo số liệu, tính đến cuối tháng 6, đã có 3.223.858 người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản, tăng 148.645 người so với tháng 12-2022.

Sự gia tăng đáng kể được ghi nhận trong nhóm công nhân lành nghề được chỉ định, là những người ngay lập tức có thể đảm nhận công việc trong các ngành công nghiệp được chỉ định mà không cần đào tạo. Ngoài ra, số lượng thực tập sinh tham gia chương trình thực tập kỹ thuật của Nhật Bản cũng tăng mạnh.

Phân loại về tình trạng cư trú cho thấy, thường trú nhân là nhóm lớn nhất với 880.178 người, tăng 1,9% so với cuối năm 2022.

Phân loại theo thị thực làm việc cho thấy, tổng số thực tập sinh kỹ năng là 358.159 người, tăng 10,2%. Các kỹ sư, chuyên gia về nhân văn và dịch vụ quốc tế, bao gồm cả giáo viên ngoại ngữ, tăng 10,9% lên 346.116 người.

Số lao động có kỹ năng được chỉ định tăng lên 173.101 người, tăng 32,2%.

Theo quốc tịch, Trung Quốc có nhiều công dân nhất ở Nhật Bản, tiếp theo là Việt Nam và Hàn Quốc.

Số lượng người nước ngoài đến, không bao gồm người dân tái nhập cảnh nhưng bao gồm cả khách du lịch, đã tăng trong nửa đầu năm 2023, lên 10.154.249 người, tăng khoảng 9,77 triệu người so với một năm trước đó, do việc nới lỏng các hạn chế biên giới liên quan đến Covid-19. Con số này đã phục hồi khoảng 70% so với con số trong nửa đầu năm 2019 - trước đại dịch Covid-19.

Số liệu mới công bố cũng cho thấy, trong nửa đầu năm nay, hơn 3,61 triệu công dân Nhật Bản đã rời khỏi đất nước vì những lý do như du lịch, tăng khoảng 2,99 triệu so với một năm trước đó.

Ngoài ra, có 79.101 công dân nước ngoài đã quá hạn thị thực tại Nhật Bản tính đến ngày 1-7-2023, theo tính toán dựa trên hồ sơ nhập cư.