Thành Phố Hậu Giang Thuộc Tỉnh Nào
Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, nằm ở thành phố Ngã Bảy, được hình thành từ năm 1915. Chợ là nơi gặp nhau của 7 tuyến sông Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn và Xẻo Dong. Chợ nổi tiếng vì không khí mua bán nhộn nhịp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, với đa dạng hàng hóa từ nông sản tới đồ thủ công mỹ nghệ.
Hai tỉnh nào từng thuộc tỉnh Hậu Giang?
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, khi mới thành lập vào năm 1975, tỉnh Hậu Giang gồm thành phố Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng cùng 12 huyện. Đến cuối năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng. Địa bàn Hậu Giang ngày nay thuộc tỉnh Cần Thơ.
Cuối năm 2003, Quốc hội thông qua nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Cần Thơ chia thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Lúc này, tỉnh Hậu Giang gồm có thị xã Vị Thanh và 5 huyện.
Hiện nay Hậu Giang có mấy thành phố?
Sau nhiều lần sắp xếp, phân chia địa giới hành chính, đến nay, tỉnh Hậu Giang gồm hai thành phố là Vị Thanh và Ngã Bảy, một thị xã và 5 huyện. Trong đó, huyện Phụng Hiệp có cư dân đông đúc nhất, huyện Long Mỹ có diện tích lớn nhất và thành phố Ngã Bảy thành lập năm 2020 có tuổi đời trẻ nhất.
Con sông nào là ranh giới tự nhiên giữa Hậu Giang và Vĩnh Long?
Sông Hậu chảy qua tỉnh An Giang và là ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng. Sông đổ ra biển Đông qua cửa Trần Đề và cửa Định An.
Cùng với sông Tiền, sông Hậu là một trong hai phân lưu của sông Mekong, hệ thống sông bồi đắp nên Đồng bằng sông Cửu Long. Sông Hậu còn mang tên gọi khác là sông Ba Thắc, bắt nguồn từ tên Bassac theo cách gọi của người Khmer.
Chủ nhật, 26/09/2010 15:19 (GMT+7)
(ĐCSVN)- Ngày 23/9/2010, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị quyết số 34/NQ-CP, thành lập thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vị Thanh.
Một góc thành phố Vị Thanh Thành phố Vị Thanh có diện tích 11.867,74 ha, 97.222 nhân khẩu, 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các phường: I, III, IV, V, VII và các xã: Vị Tân, Hoả Lựu, Tân Tiến, Hoả Tiến.
Địa giới hành chính của thành phố Vị Thanh: Đông giáp huyện Vị Thuỷ (Hậu Giang); Tây giáp huyện Gò Quao (Kiên Giang); Nam giáp huyện Long Mỹ (Hậu Giang); Bắc giáp huyện Vị Thuỷ (Hậu Giang) và huyện Giồng Riềng (Kiên Giang).Trước năm 1991, Tỉnh lỵ của Hậu Giang đặt tại thị xã Cần Thơ. Khi thành phố Cần Thơ được tách ra trực thuộc trung ương thì Tỉnh lỵ chuyển về thị trấn Vị Thanh. Ngày 1 tháng 7 năm 1999, nghị định 45/1999/NĐ-CP ban hành thành lập thị xã Vị Thanh./.
Khi mới thành lập vào năm 1975, tỉnh Hậu Giang gồm thành phố Cần Thơ, một thị xã cùng 12 huyện. Và thị xã đó là tỉnh nào ngày nay?
Gợi ý: Tên tỉnh này có 8 chữ cái và nổi tiếng với lễ hội Ooc Om Boc - Đua Ghe Ngo (Cúng trăng).
Khi mới thành lập vào năm 1975, tỉnh Hậu Giang gồm thành phố Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng cùng 12 huyện. Đến cuối năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng. Địa bàn Hậu Giang ngày nay thuộc tỉnh Cần Thơ.
Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe ngo tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: An Minh
Cuối năm 2003, Quốc hội thông qua nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Cần Thơ chia thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Lúc này, tỉnh Hậu Giang gồm có thị xã Vị Thanh và 5 huyện.
Tỉnh này có huyện nào gồm 4 thị trấn?
Trước tháng 11/2003, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang hiện nay) thuộc tỉnh Cần Thơ. Qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính một số đơn vị cấp xã trực thuộc, hiện huyện Châu Thành A gồm 4 thị trấn là Một Ngàn, Rạch Gòi, Cái Tắc, Bảy Ngàn. Đây là huyện duy nhất ở Việt Nam có 4 thị trấn. Một số huyện khác của Việt Nam cũng có nhiều thị trấn là Thọ Xuân (Thanh Hóa), huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), Đức Hòa (Long An),…