Làm Gì Khi Bé Thuận Tay Trái
Một số cha mẹ lo lắng quá mức vì sợ việc thuận tay trái là một dạng bệnh có thể ảnh hưởng đến phát triển tâm lý. Một số khác lại có thể rất tự hào vì con mình đặc biệt, bởi họ tin rằng các thiên tài thường thuận tay trái, nên con cái họ có thể sẽ vượt trội trong tương lai. LeLa Journal sẽ cung cấp những thông tin dựa trên khoa học để giải thích cho việc thuận tay trái ở một số người quanh chúng ta.
Vì sao lại có người thuận tay trái?
Có khoảng 10% dân số trên toàn thế giới thuận tay trái bẩm sinh (1), và việc một người thuận tay trái giờ đây được xem như là một đặc điểm bình thường, chứ không phải là bất thường hay dị biệt.
Theo nhà khoa học Clyde Francks, loại gene LRRTM1 góp phần tạo nên việc thuận tay trái được thừa hưởng từ người cha (2). Một số lý thuyết khác thì cho rằng việc thuận tay trái có thể do các nguyên nhân từ quá trình phát triển của bào thai, một đặc điểm trong não bộ, do bắt chước, hoặc do giới tính (số lượng trẻ trai thuận tay trái nhiều hơn trẻ gái) (3). Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định được chắc chắn lý do của việc thuận tay trái.
Có nhiều nguồn thông tin cho rằng việc một người thuận tay trái hay tay phải có liên quan đến mức độ vượt trội của bán cầu não phải hoặc trái, liên quan đến những khả năng sáng tạo hay nghệ thuật, hội hoạ… Sự thật là, những nghiên cứu khoa học tiên tiến gần đây đã kết luận rằng đó chỉ là những giả thuyết không có cơ sở chứng thực. Chúng ta sử dụng cả hai bán cầu não đồng đều nhau, chia theo từng khu vực chức năng và nhiệm vụ, để vận hành cả cơ thể và hệ suy nghĩ, chứ không có bán cầu bên nào được sử dụng vượt trội hơn (4).
Có nhất thiết phải sửa để trẻ thuận tay phải không?
Gần đây, có khá nhiều sản phẩm như đồ thể thao hay kéo cắt dành cho người thuận tay trái được bày bán trên thị trường, nhưng nhìn chung mọi thứ được làm ra chủ yếu vẫn để giúp người thuận tay phải tiện lợi khi sử dụng. Chính vì vậy mà có vẻ như nhiều ông bố bà mẹ có con thuận tay trái sẽ cảm thấy lo lắng “Chắc con sẽ bất tiện lắm đây” nên thường muốn sửa để con thuận tay phải. Nhất là khi con vào lớp 1 và bắt đầu tập viết thì việc thuận tay trái có thể khiến con cảm thấy bất tiện hơn nữa.
Thế nhưng, việc sửa để cho con thuận tay phải lại khiến hầu hết trẻ nhỏ cảm thấy bị stress, thậm chí một vài trường hợp trong số đó còn có thể trở nên nói lắp. Do đó, hiện nay mọi người có xu hướng cho rằng việc bắt trẻ phải sửa để thuận tay phải là không tốt.
Các yếu tố khác tác động đến tính thuận tay
Thuận tay dường như có liên quan đến sự phân biệt giữa nửa bên phải và bên trái, chịu sự điều khiển của hai bán cầu não phải và trái. Bán cầu não phải kiểm soát chuyển động ở vùng bên trái của cơ thể, trong khi bán cầu não trái kiểm soát chuyển động ở bên phải của cơ thể.
Các yếu tố khác như môi trường trước khi sinh và các ảnh hưởng văn hóa cũng có thể tác động đến tính thuận tay. Nó cũng có thể một phần là do sự khác biệt ngẫu nhiên giữa các cá nhân.
Những người có xu hướng thuận tay trái thường được sinh ra trong các gia đình có bố mẹ thuận tay trái nhiều hơn là có bố mẹ thuận tay phải. Tuy nhiên, tỷ lệ thuận tay trái khá thấp nên hầu hết những người thuận tay trái có bố mẹ thuận tay phải.
Các cặp song sinh cùng trứng có khả năng cùng thuận tay phải hoặc tay trái cao hơn các cặp song sinh khác trứng. Tuy nhiên, cũng có nhiều cặp song sinh có sở thích thuận tay trái ngược nhau.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Medlineplus.gov
Thuận tay trái là do di truyền?
Một báo cáo cho thấy có khoảng 10% dân số thế giới thuận tay trái và con số này hoàn toàn không thay đổi trong suốt 3 năm trở lại đây. Vậy thuận tay trái có yếu tố di truyền hay không?
Nếu cả bố và mẹ đều thuận tay trái thì khả năng sinh ra con thuận tay trái cũng sẽ tăng lên, và ngược lại nếu cả bố và mẹ đều thuận tay phải thì khả năng sinh ra con thuận tay phải sẽ cao hơn. Dù vậy, ngay cả khi bố mẹ thuận tay phải thì cũng có khi sinh ra con thuận tay trái, và ngược lại. Mặc dù điều này có xu hướng là do di truyền nhưng nhìn chung đây vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp.
Nhận biết nếu con thuận tay trái, có nên ép con sửa lại?
Ở độ tuổi rất nhỏ khoảng vài tháng tuổi, một em bé sơ sinh thường chưa thể hiện rõ rệt tay nào là tay thuận, con sẽ dùng tay ở gần đồ vật hơn để với lấy hoặc cầm nắm.
Bắt đầu từ khoảng 18 tháng tuổi, ưu tiên sử dụng tay thuận của con bắt đầu được thể hiện rõ. Thời điểm này con cũng đã bắt đầu biết cầm muỗng xúc ăn, cầm bút để vẽ và tô màu nguyệch ngoạc. Khi 3 - 4 tuổi, con sẽ thể hiện rõ rệt tay thuận của mình: tay trái, tay phải hay cả hai tay. Đến 5-6 tuổi là thời điểm bố mẹ có thể kết luận chắc chắn nếu con thuận tay trái.
Một số đặc điểm để nhận biết tay thuận của con:
Mức độ thuận và ưu tiên sử dụng tay trái hay cả hai tay trong từng công việc cụ thể cũng sẽ phụ thuộc tùy vào mỗi cá nhân. Vì vậy, nếu phụ huynh nhận thấy con có xu hướng thuận tay trái triệt để và rất thường xuyên sử dụng tay trái để thực hiện mọi việc, thì cũng không cần thiết để cố gắng thay đổi con (trừ những trường hợp bất khả kháng như gặp cản trở ở trường lớp, như không nhận được sự hỗ trợ từ thầy cô).
Thuận tay phải hay trái phổ biến hơn?
Thuận tay, còn gọi là sở thích dùng tay, là xu hướng sử dụng một tay có khả năng làm việc tốt hơn, tạo cảm giác thoải mái hơn cho các công việc nhất định như viết chữ, ném bóng, gắp cơm.
Thuận tay phải hay thuận tay trái có tỷ lệ khác nhau tùy theo nền văn hóa. Ở các nước phương Tây, có 85 - 90% người thuận tay phải và 10 - 15% người thuận tay trái.
“Thuận tay trái thì sao?”. Người thuận tay trái không gây ảnh hưởng gì đến sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, người thuận tay trái chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong cộng đồng. Điều này cho thấy khó gặp người thuận tay trái hơn là người thuận tay phải. Việc thuận tay trái gần như không gây cản trở gì đến việc hoàn thành các công việc và các hoạt động sống.
Thuận tay hỗn hợp (sở thích thuận các tay khác nhau cho các nhiệm vụ khác nhau) và thuận cả hai tay (thực hiện công việc tốt ngang nhau bằng cả hai tay) không phổ biến.
Khi con thuận tay trái, bố mẹ cần lưu ý gì để hỗ trợ?
Thạc sĩ Tâm lý Tú-Anh Nguyễn, với chuyên môn Tâm lý Trẻ em - Cha mẹ, là nhà thực hành tham vấn tâm lý, cung cấp các chương trình Đào tạo Cha mẹ Nuôi dạy con, Quản lý hành vi và giao tiếp, Cải thiện Năng lực cảm xúc và chất lượng tình cảm - gắn kết gia đình
Tốt nghiệp 3.97 GPA Thạc sĩ Tâm lý Trẻ em & Thanh thiếu niên tại trường The Chicago School of Professional Psychology.
Chứng chỉ sau Cao học về Giáo dục và Đào tạo Cha mẹ tại trường Adelphi University New York.
Giảng viên đào tạo các chương trình quốc tế làm cha mẹ và nuôi dạy con hiệu quả theo các nghiên cứu, dẫn chứng khoa học.
Parent Educator & Parent Counsellor: Tư vấn phụ huynh, hướng dẫn và giảng dạy các khóa đào tạo cha mẹ nuôi dạy con tích cực.
Nhà cung cấp các chương trình tư vấn - đào tạo cho các tổ chức và nhãn hàng.
Diễn giả cho các hội thảo với chủ đề nuôi dạy trẻ theo kỷ luật tích cực.
Nhà sáng lập dự án Happy Parenting.
Gia đình tôi cũng vậy. Cả hai vợ chồng tôi đều thuận tay phải, vậy mà con trai tôi lại thuận tay trái.
Cảm thấy kỳ lạ nên tôi mới hỏi chồng và tôi không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng cả mẹ chồng tôi lẫn chồng tôi vốn đều thuận tay trái. Đúng vậy, vậy là cả 3 thế hệ nhà chồng tôi đều thuận tay trái nên tôi cũng phần nào lý giải được vì sao con trai mình lại thuận tay trái.
Trước đây ở Nhật Bản, trẻ nhỏ thuận tay trái thường được người lớn sửa cho thuận tay phải. Mẹ chồng tôi và chồng tôi cũng không phải ngoại lệ. Bởi vậy mà dù sống chung nhưng tôi vẫn không hề biết điều này.