1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới của Amkor tại Bắc Ninh

Tháng 11/2021, Tập đoàn Amkor của Hàn Quốc quyết định lựa chọn Bắc Ninh làm địa điểm đặt nhà máy đầu tiên tại Việt Nam, nằm trong mạng lưới lắp ráp và thử nghiệm toàn cầu của mình. Dưới đây Redsunland xin giới thiệu thông tin chi tiết về nhà máy Amkor Bắc Ninh:

Nhà máy Amkor Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn I là 520 triệu USD và dự kiến tới năm 2035 sẽ tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động. Trong giai đoạn đầu, nhà máy sẽ tập trung vào việc sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu bán dẫn (Hệ thống tiên tiến trong gói – Advanced System in Package – SiP) cho các công ty sản xuất điện tử và vật liệu bán dẫn hàng đầu thế giới.

Ngày 21/01/2022, Amkor Technology đã chính thức ký kết thành công Hợp đồng nguyên tắc thuê đất với Chủ đầu tư Khu Công nghiệp Yên Phong II-C – Công ty Kinh doanh Bất động sản Viglacera (đơn vị thành viên của Tổng Công ty Viglacerra – CTCP). ​Đặc biệt, ngay từ đầu năm 2022, các doanh nghiệp phụ trợ (vendor) của Amkor Technology đã bắt đầu tiến hành làm việc cùng Viglacera để khảo sát, nghiên cứu thuê đất vào thời gian gần nhất.

Theo ông Ji Jong Rip – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Amkor Technology, môi trường đầu tư thuận lợi tại tỉnh Bắc Ninh cũng vị trí, cơ sở hạ tầng hiện đại – hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ đồng bộ phát triển bởi Viglacera chính là cơ sở để công ty lựa chọn đầu tư tại Khu Công nghiệp Yên Phong II-C.

Ngày 11/10/2023, tại Khu Công nghiệp Yên Phong II-C, Tập đoàn Amkor Technology đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy Amkor Technology Việt Nam. Đây cũng là nhà máy bán dẫn lớn nhất thế giới của Tập đoàn Amkor tại Bắc Ninh. Như vậy, nhà máy đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau gần 2 năm triển khai xây dựng.

Hoạt động xuất nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu (Import & Export) là gì là cách gọi chung của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Hoạt động này bao gồm nhập khẩu (Import) và xuất khẩu (Export). Trong đó:

- Nhập khẩu (Import): được hiểu là hoạt động đưa hàng hóa từ những quốc gia khác vào quốc gia mình để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Ví dụ, nhập khẩu hàng của Mỹ, Đức, Nhật, Hàn vào Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu mua sắm, sử dụng của người dân. Tại Việt Nam, các mặt hàng được nhập khẩu nhiều là: các thiết bị điện tử, linh kiện, phụ tùng, xăng dầu, ô tô, …

- Xuất khẩu (Export): người lại với nhập khấu, xuất khẩu góp phần đưa hàng hóa từ trong nước ra nước ngoài để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia. Ví dụ, xuất khẩu mây tre đan sang thị trường Mỹ. Tại Việt Nam, chúng ta có thể mạnh xuất khẩu những mặt hàng như: thủy sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, quần áo, giày dép, …

Phía trên là cách hiểu đơn giản về hoạt động xuất nhập khẩu.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm về định nghĩa xuất nhập khẩu là gì được nêu trong Luật thương mại của Việt Nam. Theo đó:

“Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài dựa trên các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hoá.”

Tiềm năng trên thị trường bán dẫn thế giới

Nhà máy tại Khu Công nghiệp Yên Phong II-C là nhà máy thông minh, hiện đại bậc nhất trong hệ thống lắp ráp và thử nghiệm toàn cầu của tập đoàn. Dự án cũng chính là tiền đề đưa Khu Công nghiệp Yên Phong II-C nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung xuất hiện trên bản đồ thế giới về sản xuất linh kiện bán dẫn, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư lớn.

Theo bà Susan Y.Kim – Phó Chủ tịch Tập đoàn Amkor Technology, Amkor Bắc Ninh sẽ trở thành cứ điểm quan trọng, là trụ cột trong mạng lưới hoạt động và phát triển bền vững về lĩnh vực bán dẫn của Tập đoàn Amkor trên toàn cầu trong thời gian tới và tạo thuận lợi cho việc hình thành và phát triển hệ sinh thái bán dẫn ở Việt Nam.

Trên đây Redsunland đã giới thiệu tới bạn đọc về Tập đoàn Amkor Technology và dự án nhà máy của Amkor tại Việt Nam, hi vọng có thể cung cấp thông tin hữu ích tới Quý độc giả. Xem thêm các bài viết khác của Redsunland tại đây.

Redsunland – Tư vấn và xúc tiến đầu tư bất động sản công nghiệp

Việc lựa chọn đúng đơn vị tư vấn là một trong những yếu tố then chốt trong sụ thành công của một dự án đầu tư tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, nguồn hàng trải dài khắp cả nước và hệ sinh thái dịch vụ chất lượng cao, Redsunland cam kết mang đến cho Quý khách hàng giải pháp đầu tư hiệu quả và tối ưu nhất. Để được tư vấn chi tiết về cơ hội đầu tư tại Việt Nam, liên hệ ngay với chúng tôi qua:

Công ty Cổ phần Đầu tư Redsunland

Hotline: (+84) 913.933.593 – (+84) 912.949.393

LinkedIn: linkedin.com/company/rslgroup

Fanpage: facebook.com/rslgroup.vn

Youtube: youtube.com/@redsunland

Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu là gì?

Như có đề cập ở đầu bài viết, hoạt động xuất nhập khẩu quyết định rất nhiều tới sự phát triển kinh tế, sức mạnh, dòng tiền của một Quốc gia.

- Hoạt động xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho hàng hóa được lưu thông trên một thị trường rộng lớn hơn, mở ra cơ hội giao thương, hợp tác xuyên biên giới, thúc đẩy kinh tế chung của các nước.

- Hoạt động xuất nhập khẩu tác động trực tiếp tới cán cân thương mại, nâng cao kiến thức, thông tin, công nghệ, tài chính cho các quốc gia, tác động sâu và rộng đến nhiều ngành nghề khác nhau trong kinh tế Thế giới.

- Hoạt động xuất nhập khẩu tạo mối liên hệ giữa các quốc gia với nhau thông qua các hợp đồng thương mại xuyên biên giới.

- Hoạt động xuất nhập khẩu tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế vững mạnh.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm được khái niệm cơ bản về xuất nhập khẩu là gì và vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế.

Redsunland.vn – Amkor Technology là một trong những nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm và đóng gói chất bán dẫn thuê ngoài lớn nhất thế giới. Việc ông lớn này quyết định đầu tư vào Việt Nam một lần nữa cho thấy ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đang là “miếng bánh” hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về Tập đoàn Amkor Technology và hoạt động của Amkor tại Việt Nam.

Amkor Technology là tập đoàn dẫn đầu toàn cầu về công nghệ và kỹ thuật, bí quyết trong lĩnh vực lắp ráp và thử nghiệm bán dẫn (Outsourced Semiconductor Assembly and Test – OSAT) với hàng nghìn sản phẩm bán dẫn đa dạng khác nhau cho khách hàng. Cụ thể, Amkor là nhà cung cấp dịch vụ gia công, thử nghiệm, đóng gói sản phẩm vi mạch điện tử cho các nhà sản xuất chip và là đối tác sản xuất chiến lược của nhiều công ty chip, xưởng đúc chip và vi mạch điện tử hàng đầu thế giới như: Qualcomm, Samsung, NVIDIA, Foxconn, Broadcom, LG, SK Hynix…

Là doanh nghiệp đầu tiên tạo ra sản phẩm bán dẫn tại Hàn Quốc và thành viên của Hiệp hội Bán dẫn toàn cầu, Amkor Technology có năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lắp ráp chip bằng phương pháp nén nhiệt cũng như đóng gói cấp wafer. Trước khi mở rộng quy mô sản xuất sang Việt Nam, Amkor đã sở hữu các nhà máy ở Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Bồ Đào Nha và Đài Loan (Trung Quốc).

Tổng quan hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019

(HQ Online)- Theo Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước lập kỷ lục mới khi đạt con số 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8%.

Trong năm 2019 đạt thặng dư của Việt Nam cũng lập kỷ lục với con số xuất siêu 11,12 tỷ USD.

Từ một nước thiếu ăn, đói ăn, bao cấp, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ để vào nhóm 30 nền kinh tế có quy mô xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới. Với kim ngạch lần đầu tiên vượt mốc 500 tỷ USD, quy mô xuất nhập khẩu của Việt Nam đã vượt cả châu Phi cộng lại.

Đến nay nhiều ngành hàng xuất khẩu đã nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới. Việt Nam đã trở thành ‘thủ đô’ của ngành sản xuất, xuất khẩu điện thoại di động của thế giới, xuất khẩu nông sản cũng trong nhóm dẫn đầu khu vực ASEAN.

Đáng phấn khởi hơn khi trong năm 2019, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng khá trong bối cảnh thương mại toàn cầu có chiều hướng sụt giảm...

Để đạt được sự tăng trưởng xuất nhập khẩu ấn tượng vừa qua là nhờ Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nhất là thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định thế hệ mới như CPTPP và sắp tới là thực hiện EVFTA; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp; nỗ lực của các bộ, ngành địa phương như Tài chính, Công Thương... đặc biệt là cố gắng, nỗ lực vươn lên mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp.

NHỮNG NHÓM HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất khẩu trong năm 2019 đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4%, tương ứng tăng 20,49 tỷ USD so với một năm trước đó.

Trong đó các nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng lớn có thể kể đến như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 6,36 tỷ USD, tương ứng tăng 21,5%; hàng dệt may tăng 2,37 tỷ USD, tương ứng tăng 7,8%; điện thoại các loại tăng 2,16 tỷ USD, tương ứng tăng 4,4%; giày dép các loại tăng 2,08 tỷ USD, tương ứng tăng 12,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 1,94 tỷ USD, tương ứng tăng 11,9%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,74 tỷ USD, tương ứng tăng 19,5%; đá quý kim loại quý và sản phẩm tăng 1,45 tỷ USD, tương ứng tăng 3,3 lần...

Các nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ USD năm 2019 gồm: Điện thoại các loại và linh kiện đạt mốc kỷ lục 51,38 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2018.

Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 35,93 tỷ USD tăng 21,5% so với năm 2018.

Hàng dệt may đạt 32,85 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm trước.

Nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) đạt 16,91 tỷ USD, giảm 4,9% so với năm trước (tương ứng giảm 876triệu USD).

Giày dép các loại đạt 18,32 tỷ USD, tăng 12,8% so với năm 2018.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 18,3 tỷ USD, tăng 11,9 % so với năm trước.

Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,65 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm trước.

NHỮNG NHÓM HÀNG NHẬP KHẨU CHÍNH

Trong cả năm 2019 trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 253,07 tỷ USD. Với kết quả này, trị giá nhập khẩu hàng hóa cao hơn năm 2018 tới 16,2 tỷ USD, tương ứng tăng 6,8%.

Các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng chủ yếu như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 8,22 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác tăng 3,87 tỷ USD; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 1,33 tỷ USD; than các loại tăng 1,24 tỷ USD; dầu thô tăng 849 triệu USD…

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng ghi nhận một số nhóm hàng có kim ngạch giảm mạnh như: Xăng dầu các loại giảm 1,68 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,3 tỷ USD; kim lọai thường và sản phẩm giảm 1 tỷ USD; lúa mì giảm 455 triệu USD…

Trong các nhóm hàng nhập khẩu lớn có 5 nhóm đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên.

Dẫn đầu tiếp tục là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch đạt 51,35 tỷ USD, tăng 19,1% so với năm 2018.

Nhóm hàng lớn thứ hai là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 36,75 tỷ USD tăng 11,8% so với năm 2018.

Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: Bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) với kim ngạch 24,13 tỷ USD, tăng nhẹ 0,9% so với năm trước và đứng vị trí thứ ba.

Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo đứng vị trí thứ tư với kim ngạch đạt 15,53 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2018.

Nhóm hàng nhập khẩu “chục tỷ USD” thứ 5 là điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch đạt 14,62 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2018.

CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU

Từ dữ liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có quan hệ ngoại thương, có tới 8 thị trường đã đạt quy mô kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên. Với tổng trị giá kim ngạch hơn 357 tỷ USD, riêng 8 thị trường chủ lực này chiếm đến 69% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong năm ngoái.

Cụ thể, Trung Quốc với tổng kim ngạch 116,86 tỷ USD (xuất khẩu 41,41 tỷ USD, nhập khẩu 75,45 tỷ USD).

Hoa Kỳ: 75,712 tỷ USD (xuất khẩu 61,347 tỷ USD, nhập khẩu 14,365 tỷ USD).

Hàn Quốc: 66,655 tỷ USD (xuất khẩu 19,72 tỷ USD, nhập khẩu 46,935 tỷ USD).

Nhật Bản: 39,938 tỷ USD (xuất khẩu 20,413 tỷ USD, nhập khẩu 19,525 tỷ USD).

Đài Loan: 19,564 tỷ USD (xuất khẩu 4,391 tỷ USD, nhập khẩu 15,173 tỷ USD).

Thái Lan: 16,928 tỷ USD (xuất khẩu 5,272 tỷ USD, nhập khẩu 11,656 tỷ USD).

Ấn Độ: 11,212 tỷ USD (xuất khẩu 6,674 tỷ USD, nhập khẩu 4,538 tỷ USD).

Đức: 10,252 tỷ USD (xuất khẩu 6,555 tỷ USD, nhập khẩu 3,697 tỷ USD).

Nhìn vào kết quả trên có thể thấy, châu Á đang là khu vực chiếm ưu thế áp đảo với 6 thị trường.

Điều này cũng dễ hiểu và phù hợp khi châu Á đang là châu lục có quan hệ ngoại thương lớn nhất của Việt Nam, chiếm đến 65,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong cùng thời điểm. Trong đó, lĩnh vực xuất khẩu chiếm thị phần 51,3% và nhập khẩu chiếm đến 80,2%.

Trong 8 thị trường nêu trên, Việt Nam xuất siêu ở 8 thị trường (Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản) và nhập siêu ở 4 thị trường còn lại.

Trong rổ thống kê các nhóm hàng xuất nhập khẩu chính của Việt Nam được cơ quan Hải quan công bố định kỳ, 8 thị trường nêu trên đều xuất hiện, thậm chí như trường hợp của Trung Quốc có mặt ở cả lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu.

NHỮNG MỐC KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU NỔI BẬT

Đến nay, Việt Nam đã chứng kiến 5 dấu mốc “trăm tỷ USD” về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu vào các năm 2007, 2011, 2015, 2015 và 2019.

Trong 20 năm gần đây, (giai đoạn 2000-2019) tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã đạt tới 3.995 tỷ USD. Trong đó, chỉ tính riêng 5 năm gần đây (từ năm 2015 đến năm 2019) ghi nhận kim ngạch đạt 2.106 tỷ USD đồng thời cao hơn xuất nhập khẩu của cả 15 năm về trước cộng lại (giai đoạn 2000-2014).

Nếu năm 2001, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD thì sau 6 năm (năm 2007), tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

4 năm sau (năm 2011), tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi, đạt con số 200 tỷ USD. Và 4 năm tiếp theo (đến năm 2015), xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD.

Những năm gần đây, việc lập kim ngạch 100 tỷ USD xuất nhập khẩu được rút ngắn ½ thời gian so với trước. Cụ thể, giữa tháng 12/2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu đã đạt mức 400 tỷ USD.

Tiếp nối 2 năm sau đó, trong nửa cuối tháng 12/2019, trị giá xuất nhập khẩu đã lần đầu tiên cán mốc 500 tỷ USD.

Nhờ những bước bứt phá trong những năm gần đây, thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam (theo công bố xếp hạng của WTO) đã tăng lên rõ rệt.

Năm 2006 Việt Nam đang xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu và 44 về nhập khẩu.

Đến năm 2018, nước ta đã có bước phát triển ấn tượng, xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Với kết quả này, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu. Trong nội khối ASEAN, Việt Nam có vị trí thứ ba về xuất nhập khẩu, chỉ sau Singapore và Thái Lan.

Tổ chức nội dung: Ánh Hồng-Mạnh Hùng- Thái Bình Infographics: Trần Ánh- Mạnh Hùng Đồ họa: Tiến Thành Số liệu: Tổng cục Hải quan