Con Xin Sám Hối Của Hồ Quang Hiếu Pdf Download
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Thầy Thích Pháp Hòa Tụng Kinh và Hồi hướng
sám hối sáu căn (Mắt tai mũi lưỡi thân ý) của vua Trần Thái Tông đã được thầy Thích Pháp Hòa tụng. Đi lại dưới sông trên bộ là nhờ xe thuyền, tẩy sạch bụi nhơ thân tâm là do sám hối. Muốn tẩy sạch Thân Tâm mà không dùng sám hối khác nào muốn tiện lợi qua lại mà chẳng dùng xe thuyền.
Thắp hương xong, quỳ xuống chắp tay đọc lớn. hương trầm thơm ngát cả rừng thiền, Vườn tuệ chiên đàn nguyện kết nên. Đao Giới vót thành hình núi thẳm, Lư lòng thắp sáng nguyện dâng lên.
Chúng con cung kính quỳ trước Phật đài, tán dương công đức bậc thầy ba cõi, đảnh lễ hồng danh chư Phật ba đời, chí thành cầu xin sám hối tất cả tội lỗi, cố ý hay vô ý, đã tạo ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại.
Chúng con nguyện: chánh pháp được lan truyền khắp chốn; lời Phật được phổ biến muôn nơi; người người từ bỏ tham giận, si mê; tưới tẩm từ bi, hạnh phúc; làm lành lánh dữ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau; thế giới dứt nghiệp binh đao; muôn loài an vui giải thoát.
Lại nguyện: đời đời kiếp kiếp thường làm bà con Phật pháp, quyến thuộc từ bi, hộ trì Tam Bảo ở mãi thế gian, sống trọn đời trong an vui tự tại. Từ nay, sạch hết não phiền, thoát vòng mê muội. Nguyện cùng pháp giới chúng sanh đều chứng thành quả Phật. (đứng lên chắp tay xướng lễ)
phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn Lưới đế châu ví đạo tràng Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời Trước bảo toạ thân con ảnh hiện Cúi đầu xin thệ nguyện quy y
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, hiền thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi BồTát, Đại Hạnh phổ hiền bồ tát , Hộ pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát. (1 lạy) (ngồi xuống khai chuông mõ trì tụng)
TÁN LƯ HƯƠNG Kim lư vừa bén chiên đàn, Khắp xông pháp giới đạo tràng mười phương, Hiện thành mây báu kiết tường, Chư Phật rõ biết ngọn hương chí thiền, Pháp thân toàn thể hiện tiền, Ngưỡng mong chư Phật phước liền ban cho. Nam Mô hương vân cái bồ tát Ma Ha Tát (3 lần)
KỆ KHAI KINH Pháp Phật cao siêu mầu nhiệm Cơduyên may được thọ trì Xin nguyện đi vào biển tuệ Tinh thông giáo nghĩa huyền vi Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần) (đứng lên chắp tay xướng)
ĐẢNH LỄ SÁM HỐI Đại từ đại bi thương xót chúng sanh Đại hỷ đại xả cứu vớt muôn loài Hào quang diệu tướng dùng tự trang nghiêm Đệ tử hết lòng quy y đảnh lễ
Nhất tâm đảnh lễ: (mỗi câu 1 lạy) Nam mô Quá Khứ Tỳ Bà Thi Phật Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Nam mô Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Nam mô Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi BồTát Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền BồTát Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm BồTát Nam mô Đại Lực Đại Thế Chí BồTát Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Tôn Giả Thượng Thủ Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả Đại Trí Trưởng Lão Xá Lợi Phất Tôn Giả Đại Hiếu Ma Ha Mục Kiền Liên Tôn Giả Luật Sư Ưu Ba Ly Tôn Giả Khải Giáo A Nan Đà Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma Tổ Sư Khương Tăng Hội Tổ Sư Trúc Lâm Đại Đầu Đà Tổ Sư Pháp Loa Tổ Sư Huyền Quang Liệt Vị Tổ Sư Qua Các Thời Đại Từ Tây Trúc Đến Việt Nam Tam Châu Cảm Ứng Hộ Pháp Di Đà Tôn Thiên Bồ Tát, Hộ Giáo Hộ Giới Già Lam Thánh Chúng Liệt Vị Thiện Thần. (ngồi xuống tụng tiếp)
Chí Tâm Sám Hối: Từ vô thỉ đến nay muôn kiếp, Quên bản tâm, bỏ mất đạo mầu. Ba đường khổ ải sa vào, Sáu căn lầm lạc nhân sâu bao đời. Nay con nguyện làm vơi tội lỗi Để tránh điều thống hối về sau, Xét soi nhân quả đuôi đầu, Chúng con xin nguyện trồng sâu căn lành.
SÁM HỐI NGHIỆP CỦA MẮT Lầm hoa giả mà quên trăng thật, Yêu ghét rồi xấu đẹp cạnh tranh, Xa đường chánh kiến lầm mình, Phân chia vàng đỏ, trắng xanh mê mờ. Mắt nhìn lệch khác gì như quáng, Gặp vẻ xinh duyên dáng trộm nhìn, Chưa mù mà mắt không tinh, Chẳng hay 'mặt thật' của mình ra sao. Gặp kẻ giàu, tranh nhau nhướng mắt, Thấy người nghèo muốn khuất cho xong, Người dưng chết chóc ngoài lòng, Bà con tạ thế, lệ dòng khóc than. Đến Tam Bảo, Già-lam, chùa tháp, Thấy tượng, kinh chẳng chút đoái hoài, Tại Chùa lại đoái gái trai, Mãi mê liếc mắt đưa mày sắc dâm. Chẳng nể sợ Long Thần, Hộ Pháp, Làm ố hoen cửa Phật trang nghiêm, Tội này vô lượng vô biên, Phát sinh từ cửa mắt nhìn mà ra. Nghiệp ác này phải sa địa ngục, Bao kiếp dài mới được làm người, Làm người lại bị mắt đui, Nếu không sám hối hẳn thời khó xong. Nay con nguyện một lòng sám hối, Biết bao điều tội lỗi xưa nay, Thành tâm quỳ trước Phật đài, Lạy ba Ngôi Báu tỏ bày ăn năn.
SÁM HỐI TỘI CỦA TAI Thích lời tà, ghét nghe chánh pháp, Gốc 'thật' quên, mải miết theo ngoài, Sáo đàn inh ỏi khoái tai, Mõ chuông tu niệm tưởng loài ếch kêu. Câu vè ví ham vui để dạ, Lời kinh cùng tiếng kệ ngoài tai, Lời dua nịnh lại vui vầy, Những lời 'ngọt mật' khen hay mong cầu. Nghe lời phải đã nào tin nhận, Ba chén vào đôi bạn gái trai, Châu đầu áp má kề tai, Ba điều bốn chuyện dông dài tai quen. Lời thầy dạy chẳng thèm nghe tới, Lời bạn hiền khuyên chói cả tai, Hiếu trung lễ nghĩa gác ngoài, Chạy theo tiếng ái, vui vầy giai nhân. Lời kinh kệ chẳng màng, chẳng thích, Tội như vầy chứa chất vô biên, Dẫy đầy một khối trần duyên, Hết đời, đường ác phải liền đọa sa. Trả hết nghiệp rồi đi sinh tiếp, Sinh làm người bị điếc hai tai, Dốc lòng sám hối từnay Lạy ba Ngôi Báu tỏ bày ăn năn.
SÁM HỐI TỘI CỦA MŨI Về mùi lạ, mũi tham trăm thứ, Chẳng kể gì hương tuệ sạch trong, Thích tìm sạ ướp, lan xông, Mùi hương giới định, mũi không biết gì. Trước bàn Phật mỗi khi nhang đốt, Khói quyện quanh phảng phất hương trầm; Trộm hương phẩy khói hít thầm Long Thần há nể, quỷ thần xem khinh. Mùi son phấn hồng nhan luyến chặt, Chẳng đoái hoài cây giác hoa tâm, Chợ xa rồi lại bếp gần, Của ngon vật lạ chẳng cần sạch dơ. Chẳng kể chi mùi như thịt cá, Tanh hôi dùng ráo trọi chẳng tha, Đàm vàng nước mũi chảy ra, Dơ thềm bẩn đất lê la say nằm. Chốn cửa Phật phòng tăng chẳng kể, Mùi nặc nồng hơi thở mà kinh, Ngửi sen ý trộm khởi sinh, Nghe mùi má phấn tư tình phát ra. Nào hay đó đều là nghiệp mũi, Những thứ này tội lỗi vô biên, Dẫy đầy một khối trần duyên, Chết rồi đường ác phải liền đọa sa. Trả hết nghiệp rồi đi sanh tiếp, Làm thân người bệnh nghiệp khổ thay, Dốc lòng sám hối tiêu tai, Nay con quỳ trước Phật đài ăn năn.
SÁM HỐI TỘI CỦA LƯỠI Tham mọi vị mà mình ưa thích, Chẳng kể gì xấu tốt, dở ngon, Nếm vào thứ béo, thứ còm, Sát sinh hại vật chỉ dồn nuôi thân. Gà, vịt, cá, chim … hầm cho kỹ, Lại thêm vô ngũ vị tỏi hành Kể gì mùi vị hôi tanh, Miễn sao khoái khẩu là sinh lưỡi thèm. Nay chưa đũ mai tìm ăn nữa, Gặp phải kỳ đến bữa đàn chay, Cầu thần lễ Phật lời hay, Cố để bụng đói qua ngày cho xong. Thức ăn chay lỏng lòng lạt miệng, Khi phải ăn, chẳng luyến, chẳng màng, Như người bệnh phải vương mang Ăn không ngon miệng, cốt dùng qua loa. Thấy thịt cá lòng đà hoan hỷ, Cơm rượu nồng bí tỉ, vui vầy, Gặp khi cưới gả đêm ngày, Cùng là rượu thịt ma chay tiệc tùng. Rồi sát sinh mà dùng lấy thịt, Khiến trùng trùng tội nghiệp manh nha, Lại ba tấc lưỡi như là: Dệt thêu, đâm thọc, ác tà, dối gian. Vô lễ với họ hàng, Tam Bảo, Mắng chửi người, ráo nạo mẹcha, Chê bai dè bỉu người ta, Luận bàn kim cổnào là khen chê. Lỗi bản thân dấu che đây đó, Khoe giàu sang; nghèo khó miệt khinh, Tăng ni xua đuổi, chẳng gần, Kẻ ăn người ở, chưởi inh cả ngày. Lời dèm xỉa như bày thuốc độc, Nịnh hót như cung bậc phím đàn, Lấy điều sai quấy điểm trang, Nói không thành có, oán than lạnh nồng. Việc như vậy trùng trùng vô kể, Như hà sa chẳng thể đếm cùng, Chết sa địa ngục nấu nung, Lưỡi môi cày xéo, nước đồng rót vô, Quả báo ấy bao giờ mới hết, Sanh làm người câm điếc suốt đời Nay con quỳ trước Phật đài, Lạy ba Ngôi Báu tỏ bày ăn năn.
SÁM HỐI TỘI CỦA THÂN Xét thân xác tinh cha, huyết mẹ, Phối hợp nên nhờ thế mà thành, Trăm hài năm tạng kết sinh, Chấp cho là thật thân hình của ta. Tự quên mất bỏ qua thân-pháp, Rồi dâm tà, trộm cướp, sát sinh, Khiến cho ba nghiệp hoành hành, Để rồi quả báo quẩn quanh luân hồi. Nghiệp sát sinh nơi người tàn ác, Chẳng lòng từ, hạ sát sinh linh, Đâu hay sinh vật với mình, Vốn cùng một thể vốn sinh một nguồn. Khi sát hại chẳng buồn thương tiếc, Chỉ lợi mình mà giết chúng sinh, Nào làm thuốc độc cho tinh, Ngải bùa trù yểm gian manh rợn người. Người còn hại, dễ thời thương vật, Nào đốt rừng, săn thú, lấp khe, Bẫy chim, lưới cá hội hè, Niệm vừa dấy nghĩ thấy nghe vui làm. Mỗi hành động đều mang tội lỗi, Phải siêng năn sám hối, lìa xa, Cho hay trộm cắp nghiệp tà, Của người nhìn thấy đã là nổi tham. Vướng lòng tham, việc làm chẳng ngại: Móc túi người, cạy cửa cạy rương, Đến nơi chùa tháp, thiền đường, Lòng tham thấy của dễ thường bỏ qua. Không chỉ cắp ngọc ngà châu báu, Mới tạo thành tội báo nghiệp sinh. Cho dù cọng cỏ cây kim, Không cho mà lấy đều sinh nghiệp này. Mê nhan sắc, tơ lòng bủa khắp, Thích phấn son mắt đắm ái tình. Quên đi hai chữ liêm trinh, Chỉ vì tham dục, ngục hình khổ đau. Lòng chung thủy bắt đầu vơi cạn, Lén tưtình, đụng chạm gái trai. Nắm tay âu yếm kềvai, Chèo tường khoét ngạch chỉ vì nghiệp dâm. Tội lỗi ấy vô phương kể xiết, Địa ngục sa, muôn kiếp chẳng xong, Bao đời tội báo không cùng, Gái nằm giường sắt, cột đồng trai ôm.
SÁM HỐI TỘI CỦA Ý Dòng suy nghĩ quẩn quanh không dứt, Chấp tướng nên dính mắc tình trần, Như tầm nhả kết tơ giăng, Kết thành cái kén giam thân của mình. Như ' thiêu thân' tự tìm vào lửa, Khiến lửa hồng thiêu hủy xác thân, U mê chưa tỉnh tâm thần, Đảo điên vọng tưởng mê lầm mà ra. Các nghiệp ấy chẳng qua ba độc, Đó chính là tham dục, sân si, Mưu thần chước quỷ chi chi, Tham bòn vơ vét từng ly từng đồng. Một lời mười vẫn còn tham lấy, Lòng như thùng không đáy đâu hay, Bao giờ rót được cho đầy, Rừng vàng biển bạc keo thì vẫn keo. Dù có thấy kẻ nghèo đói khát, Cũng không cho một cắc một đồng, Gạo hư tiền mục mặc lòng, Vốn người bủn xỉn chẳng dùng cho ai. Đói khổ mặc, chẳng hoài giúp đỡ, Mất một đồng một chữ đã to, Tiền trăm vào túi mặc dù, Vẫn cho là ít bo bo chẳng dùng. Chẳng cho ai một đồng một chữ, Dẫu của tiền tích trữ đầy kho, Ngày thì tính toán, đêm lo, Lao tâm khổ trí vốn do nghiệp này. Do nền tảng tham sân làm gốc, Lửa giận hờn cao ngất tựthiêu, Trợn tròng quắc mắt to điều, Làm cho hòa khí tan theo lửa này. Không riêng chỉngười đời kẻtục, Cả tăng ni lắm lúc vẫn còn, Biện tranh kinh luận thua hơn, Giận chê sư trưởng, trách hờn mẹ cha. Như cành úa cỏ khô vẫn thấy, Hẳn có hồi lửa cháy tan thôi, Nói ra chết vật hại người, Từ bi không nghĩ, xa rời giới răn. Mở miệng thì nói thần nói thánh, Gặp chuyện thì khó tránh ngu si. Cửa 'không' dù ở bao thì, Vẫn còn chấp mắt, chỉ vì 'cái ta'. Như cây vốn sinh ra gốc lửa, Lửa lại làm thiêu hủy cả cây. Những điều tội nghiệp trên đây, Đều do nóng giận nghiệp nầy mà ra. Bởi căn tánh đoạ sa mê muội, Ý thức thành tăm tối, chẳng ngay, Dữ lành trên dưới nào hay, Giết người hại vật, chặt cây tan tành. Mắng hiền thánh, rẻ khinh đức Phật, Ngược nghĩa tình quên đức, quên ân, Đã không suy xét xa gần, Ngu si mê muội làm nhân đoạ đầy. Nghiệp báo ác đã gây rất nặng, Đến cuối đời, dứt mạng ra đi, Rơi vào địa ngục A-tỳ, Trải muôn ngàn kiếp dễ gì đầu thai. Khi tái sanh ngu si mê muội, Nếu không lo sám hối tiêu trừ, Khó mà dứt nghiệp si ngu, Trăm ngàn vạn kiếp như mù, khó thông. Nay con nguyện một lòng sám hối, Biết bao điều tội lỗi xưa nay, Thành tâm quỳ trước Phật đài, Lạy ba Ngôi Báu tỏbày ăn năn. Con đã gây ra bao lầm lỡ, Khi nói, khi làm, khi tư duy, Đam mê, hờn giận và ngu si, Nay con cúi đầu xin sám hối. Một lòng con cầu Phật chứng tri. Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới, Nguyện sống đêm ngày trong chánh niệm, Nguyện không lặp lại lỗi lầm xưa. Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm, Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm. Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm, Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong. Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát (3 lần)
KINH TINH YẾU BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA Bồ-tát Quán-Tự-Tại, Khi quán chiếu thâm sâu Bát-nhã-ba-la-mật, Tức diệu pháp trí độ Bỗng soi thấy năm uẩn, Đều không có tự tánh Thực chứng điều ấy xong, Ngài vượt thoát tất cả Mọi khổ đau ách nạn. "Nghe đây Xá-Lợi-Tử: Sắc chẳng khác gì không, Không chẳng khác gì sắc Sắc chính thực là không, Không chính thực là sắc Còn lại bốn uẩn kia, Cũng đều nhưvậy cả. Xá-Lợi-Tử nghe đây: Thể mọi pháp đều không Không sanh cũng không diệt, Không nhơ cũng không sạch Không thêm cũng không bớt, Cho nên trong tánh không Không có sắc, thọ, tưởng, Cũng không có hành, thức Không có nhãn, nhĩ, tỷ, Thiệt, thân, ý (sáu căn) Không có sắc, thanh, hương. Vị, xúc, pháp ( sáu trần) Không có mười tám giới, Từ nhãn đến ý thức Không hề có vô minh, Không có hết vô minh Cho đến không lão tử, Cũng không hết lão tử Không khổ, tập, diệt, đạo. Không trí cũng không đắc Vì không có sở đắc. Khi một vị Bồ-tát Nương diệu pháp Trí Độ, Bát nhã ba la mật Thì tâm không chướng ngại, Vì tâm không chướng ngại Nên không có sợ hãi, Xa lìa mọi mộng tưởng Xa lìa mọi điên đảo, Đạt niết bàn tuyệt đối. Chư Phật trong ba đời, Y diệu pháp trí độ Bát nhã ba la mật, Nên đắc vô thượng giác Vậy nên phải biết rằng, Bát-nhã-ba-la-mật Là linh chú đại thần, Là linh chú đại minh La linh chú vô thượng. Là linh chú tuyệt đỉnh Là chân lý bất vọng, Có năng lực tiêu trừ Tất cảmọi khổnạn, Cho nên tôi muốn thuyết Câu thần chú Trí Độ, Bát-nhã-ba-la-mật" Nói xong Đức BồTát, Liền đọc thần chú rằng: Gate, Gate, Paragate, Parasamgate Bodhi Svaha (3 lần)
THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳlê nễ đế, ma ha dà đế, chơn lăng càn đếta bà ha. (3 lần)
KỆ HỘ PHÁP Trời, A-tu-la và Dược-xoa Đến đây nghe Pháp hãy hết lòng Ủng hộ đạo Phật
Dù phải trải qua không ít những thăng trầm trong cuộc đời, nhưng McNamara trong một thời gian dài từng được coi là một trong những nhân vật có khả năng "hô phong hoán vũ" trên bầu trời chính trị nước Mỹ.
Từ chuyên gia kinh tế tới chính trị gia diều hâu hàng đầu của nước Mỹ
Robert McNamara sinh ngày 9/6/1916 tại San-Francisco, trong gia đình của một giám đốc thương mại bán sỉ giày dép. Năm 1937, McNamara tốt nghiệp Trường đại học Tổng hợp California về chuyên ngành kinh tế. Năm 1939, ông tiếp tục tốt nghiệp Trường kinh doanh Harvard và ở lại đây làm công tác giảng dạy một thời gian.
Robert Strange McNamara khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Năm 1943, McNamara nhập ngũ, phục vụ quân đội trong vai trò chuyên gia phân tích hiệu quả những vụ ném bom của Mỹ, từng tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản dưới quyền của tướng Curtis LeMay. "Chúng tôi đã đốt đến chết khoảng 100 ngàn công dân Nhật; kể cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em - McNamara tâm sự với đạo diễn Morris trong bộ phim tài liệu đã đoạt giải Oscar của ông này - LeMay đã thừa nhận rằng, điều ông ta đã làm có thể coi là phi đạo đức nếu như bên ông ta bị thua. Nhưng điều gì có thể giúp biến đổi quan niệm phi đạo đức nếu bạn thua trở thành chuyện tốt đẹp nếu bạn thắng?".
Đến năm 1946, McNamara chuyển ra ngoài làm việc tại Hãng Ford Motors, khi đó đang lâm vào giai đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất. Với tài năng và sự quyết đoán, McNamara đã giúp cho hãng này vượt qua được khủng hoảng, để rồi trở thành chủ tịch đầu tiên của Ford Motors mà không phải là thành viên của gia đình nhà Ford vào năm 1960. Tuy nhiên, McNamara chỉ đảm nhiệm cương vị lãnh đạo Ford Motors vỏn vẹn có 5 tuần, trước khi chuyển sang làm Bộ trưởng Quốc phòng theo lời mời của chính quyền John Kennedy.
Ban đầu, Kennedy thật ra định mời McNamara ra nắm chiếc ghế Bộ trưởng Kinh tế, nhưng không biết vì lý do gì đã thay đổi ý kiến. Có những nhà phân tích còn cho rằng, lịch sử đã có thể khác đi nếu như Lầu Năm Góc khi đó không nằm dưới quyền của một quan chức "diều hâu" như McNamara.
Ngay sau khi lên nắm quyền tại Lầu Năm Góc, McNamara đã yêu cầu phải tăng ngay số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Mỹ từ 450 lên 950, biện hộ đây là một đối trọng với khả năng tăng cường kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Quyết định này được coi là điểm khởi đầu cho một vòng xoáy chạy đua vũ trang mới. Những quan điểm diều hâu của McNamara cũng nhận được sự ủng hộ của cả hai ông chủ Nhà Trắng mà ông ta từng phục vụ.
Ngay cả thất bại thảm hại tại Vịnh Con Lợn và cả đòn bất ngờ mà Mỹ phải hứng chịu từ cuộc khủng hoảng tên lửa Caribe chỉ có tác dụng củng cố thêm địa vị của McNamara trong chính quyền Kennedy và người kế nhiệm Lyndon Johnson. Đến năm 1963, McNamara trên thực tế đã trở thành viên bộ trưởng có ảnh hưởng nhất trong nội các, thậm chí còn có tác động rất lớn tới việc định hình chính sách đối ngoại của Mỹ.
Trong suốt cuộc đời của mình, McNamara luôn được đánh giá là một nhân vật có tài năng - một sinh viên xuất sắc, một nhân viên năng nổ, một chuyên gia lập kế hoạch và nhà tổ chức lãnh đạo tài giỏi - tất cả đã giúp cho ông ta nhanh chóng leo lên những bậc thang cao nhất của đế chế quyền lực tại Washington. Nhưng cuộc chiến tại Việt Nam đã làm mờ đi tất cả những điểm son này.
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đã được coi là một vết thương không bao giờ liền da đối với McNamara trên cương vị của một nhà tư tưởng chính của hành động phiêu lưu quân sự này. Theo quyết sách của ông ta, quân đội Mỹ đã đổ bộ vào khu vực Đông Nam Á ngay từ những năm đầu tiên của cuộc xung đột quân sự tại Việt Nam, về sau đã leo thang trở thành một cuộc chiến cay đắng và gây chia rẽ nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ - với 58.000 lính Mỹ thiệt mạng cùng vô số những hậu quả lâu dài khác về mặt xã hội.
Uy danh và tiếng tăm của McNamara trên thực tế đã bị chôn vùi tại Việt Nam, khi nhiều người dân Mỹ vẫn coi ông ta là nhân vật chịu trách nhiệm chính của cuộc phiêu lưu nhục nhã và vô ích của quân đội tại đây. Cuộc chiến Việt Nam xét về khía cạnh đối với nước Mỹ có thể coi là "Cuộc chiến của McNamara" vì nó được triển khai chủ yếu theo những chiến lược, chiến thuật, công nghệ, số liệu phân tích, vũ khí và các sơ đồ tổ chức v.v... của chính ông ta để chống lại một đội quân có thành phần chủ yếu là nông dân tại một quốc gia nhỏ bé và kém phát triển. Thế nhưng nghịch lý đã xảy ra khi đội quân nông dân này đã giành chiến thắng.
Trong lần đầu tiên đặt chân tới miền Nam Việt Nam vào năm 1962 (thời điểm Mỹ chưa thực sự đổ quân ồ ạt vào miền Nam), McNamara đã rất tự tin khi tuyên bố, "mỗi một phép đo mang tính định lượng đều cho thấy, chúng ta sẽ thắng cuộc chiến này!".
Câu nói trên của McNamara thường được trích dẫn trong những phê phán về sau này nhằm vào ông ta, vì nó được coi như cách tóm tắt rõ ràng nhất cho những ảo tưởng sai lầm của ông ta về cách tiếp cận cuộc chiến. Quân đội Mỹ rõ ràng đã có ưu thế vượt trội trong những trận đánh lớn, và cả trong toàn bộ cuộc chiến theo các số liệu thống kê và so sánh, nhưng kết cục vẫn phải chịu thua, đồng nghĩa với một thất bại lớn nhất trong cuộc đời McNamara.
Là một quan chức có tài năng, McNamara thật ra đã từng bước nhận ra được sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của mình chỉ không lâu sau những tuyên bố huênh hoang ban đầu. Chẳng hạn như ngay sau khi phong trào đấu tranh của Phật giáo làm rung chuyển cơ cấu chính trị của Sài Gòn vào năm 1964, McNamara đã nhận xét rằng, Việt Cộng có được "sự ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp dân chúng bản địa", được "liên kết với nhau bởi lòng trung thành".
McNamara thừa nhận ngay trong nhiệm kỳ của mình tại Lầu Năm Góc rằng, kế hoạch leo thang đánh bom miền Bắc Việt Nam và đường mòn Hồ Chí Minh cũng chẳng thể ngăn cản được quyết tâm của "Việt Cộng".
Ngay trên thực tế, khi ông ta nói trước Quốc hội rằng, mục đích của việc đánh bom đường mòn Hồ Chí Minh là nhằm giảm bớt sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào miền Nam, nhưng các chuyên gia phân tích của báo chí ngay lập tức đã đưa ra dẫn chứng, biểu đồ số liệu của Lầu Năm Góc còn cho thấy "mức độ xâm nhập của quân Bắc Việt" thậm chí còn tăng lên.
Rồi nhiều năm sau đó, ông ta lại thú nhận đã không thể (hoặc không dám) áp dụng những đánh giá trên vào chính sách để có thể lôi kéo chính quyền Johnson ra khỏi bãi lầy Việt Nam - một lời thừa nhận được nhà báo David Halberstam sau đó đánh giá rằng, McNamara đã trở thành "tù nhân của nền tảng quan niệm chủ quan trước đó của chính ông ta" chính vì không dám dũng cảm thừa nhận và sửa chữa sai lầm của mình.
Bi kịch của McNamara còn thể hiện ở chỗ, con ông ta khi còn là sinh viên đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống lại chiến tranh Việt Nam ngay cả vào thời điểm cha mình đang là nhân vật hàng đầu điều hành cuộc chiến này.
Từ chức Bộ trưởng Quốc phòng năm 1968, McNamara chuyển sang làm Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) trong suốt 13 năm, được đánh giá cao vì những nỗ lực không mệt mỏi nhằm thuyết phục các nước phát triển đóng góp nhiều hơn để giúp đỡ các quốc gia nghèo đói.
Sau khi rời khỏi vị trí này, McNamara còn tiếp tục lãnh đạo và cố vấn cho nhiều công ty quốc gia và tư nhân khác nhau. Nói chung, McNamara luôn cố gắng tránh những lần hiện diện công khai trước công chúng như tham gia các bài diễn thuyết hay các chương trình truyền hình. Thời gian còn lại được ông chủ yếu tập trung vào những nỗ lực nhằm cải thiện các vấn đề giáo dục, chính phủ và y tế tại Mỹ và nước ngoài.
Theo tờ The Washington Post, thất bại thảm hại của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam và phản ứng tiêu cực của người dân Mỹ đối với cuộc chiến này đã ảnh hưởng nặng nề tới phần đời còn lại của McNamara, với tư cách là kiến trúc sư trưởng của cuộc chiến đẫm máu. Bản thân ông ta không bao giờ cố gắng biện hộ trước những chỉ trích về vai trò của mình trong cuộc chiến. Trong suốt hai thập kỷ kể từ khi rời khỏi Lầu Năm Góc, McNamara luôn tìm cách lảng tránh đề tài Việt Nam trong những tuyên bố công khai của mình.
Mãi tới năm 1995, McNamara lần đầu tiên mới quay trở lại đề tài nhạy cảm này với việc cho xuất bản cuốn hồi ký có nhan đề "In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam" (Nhìn lại quá khứ: Bi kịch và những bài học từ Việt Nam) thu hút được sự quan tâm của công chúng về cuộc chiến tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Trong cuốn sách, McNamara đã cay đắng thừa nhận, ông ta và các đồng nghiệp cao cấp của mình đã "sai lầm, thậm chí sai lầm tệ hại" khi theo đuổi cuộc chiến này. Ngoài một loạt những sai lầm về chiến lược và chiến thuật, McNamara cũng thú nhận dù đã nhận ra cuộc chiến Việt Nam là hoàn toàn vô ích, nhưng không đủ can đảm để thuyết phục Tổng thống Johnson quay đầu lại.
Đến năm 1999, McNamara tiếp tục cho ra mắt cuốn sách tiếp theo, tiêu đề của nó - "Argument Without End: In Search of Answers to the Vietnam Tragedy". (Tranh luận chưa có hồi kết: Tìm kiếm câu trả lời cho bi kịch Việt Nam) - cũng đủ cho thấy, ông ta đã trăn trở thế nào mà vẫn chưa thể tìm ra lời giải cho thất bại cay đắng nhất trong sự nghiệp của mình.
Năm 2003, đến lượt đạo diễn Errol Morris đi sâu vào phân tích vai trò của McNamara trong cuộc chiến Việt Nam bằng cuốn phim tài liệu "The Fog of War: Eleven Lessons from the Life of Robert S. McNamara" (Sương mù của cuộc chiến: 11 bài học từ cuộc đời của Robert McNamara) về sau đã được nhận giải Oscar.