Việt Nam Xuất Khẩu Sang Mỹ 2023
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), bất chấp COVID-19, kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng mạnh và có khả năng mức tăng này vẫn duy trì trong nhiều tháng tới. Về thị trường XK hàng hóa trong quý I/2021, Mỹ là thị trường XK lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 21,2 tỉ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 12,5 tỉ USD, tăng 34,3%; thị trường EU đạt 9,6 tỉ USD, tăng 14,2%; thị trường ASEAN đạt 6,5 tỉ USD, tăng 3,4%; Hàn Quốc đạt 5 tỉ USD, tăng 6,4%; Nhật Bản đạt 4,9 tỉ USD, giảm 1,5%.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Số liệu của Tổng cục Thống kê vào quý I/2022 cho thấy, giá trị xuất khẩu máy tính, linh kiện và sản phẩm quang học từ Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh 17,2% (gần 3 tỷ USD). Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy ngành công nghiệp điện tử đang từng bước phục hồi, hứa hẹn đóng góp tích cực vào nền kinh tế cả nước.
Theo ước tính của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đến thị trường Mỹ đã “chạm mốc” 8,8 tỷ USD vào năm 2021, tăng lên 22,4% so với năm 2020. Đối với sản phẩm làm từ gỗ như đồ nội thất, kim ngạch xuất khẩu chiếm 87,6% tổng kim ngạch cả nước, theo sau là mặt hàng đồ nội thất cho phòng khách, phòng ăn và phòng ngủ.
Để thuận lợi đạt được con số kỷ lục như trên, tất cả nhờ vào nỗ lực của doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng duy trì sản xuất đồ gỗ chất lượng cao, kiểu dáng sáng tạo và giá cả cạnh tranh,. Dự kiến với đà tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ có thể đạt được 10 tỷ USD trong năm 2022, mở ra “bức tranh” tươi sáng cho nền kinh tế Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ từ Việt Nam sang Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ từ sau ảnh hưởng của đại dịch Covid
Nếu doanh nghiệp đang tìm hiểu Việt Nam xuất khẩu gì sang Mỹ thì chắc chắn không thể bỏ qua nông thủy sản – ngành hàng có vị trí chủ đạo trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hiện nay. Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021 cho thấy, Việt Nam xuất khẩu nông thủy sản đến Mỹ đạt kim ngạch 100 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Đối với nhóm hàng nông sản, Mỹ đã trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch đạt được 11,9 tỷ USD, cho thấy quy mô tiêu thụ nông sản thực phẩm của nước này là rất lớn. Cùng với đó, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đến Mỹ cũng được ghi nhận đạt trên 842 triệu USD vào tháng 4/2022, tăng lên 74% so với cùng kỳ năm 2021.
Trước khi thế giới bước vào trạng thái bình thường mới, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến tình hình thất nghiệp tăng cao, dẫn đến người Mỹ e dè hơn trong mua sắm hàng hóa, kể cả mặt hàng giày dép.
Hiện tại, khi sức mua toàn cầu đang phục hồi, xuất khẩu giày dép từ Việt Nam sang Mỹ đã nhận được tín hiệu khả quan. Cụ thể, trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu giày dép từ Việt Nam sang Mỹ đạt con số lớn nhất 5,98 tỷ USD, chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Mỹ tiếp tục là thị trường chủ đạo của Việt Nam trong xuất khẩu các loại mặt hàng giày dép
Với toàn bộ thông tin trên đây, doanh nghiệp đã nắm rõ Việt Nam xuất khẩu gì sang Mỹ. Đây là thị trường tiềm năng cho hàng hóa của nước ta, nhưng cũng là thị trường “khó tính” với yêu cầu khắt khe về hải quan, đóng gói hàng hóa và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Do đó, để thuận lợi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, doanh nghiệp nên hiểu rõ tính đa dạng và cởi mở trong văn hóa của nước này. Đồng thời, lựa chọn công ty vận chuyển uy tín, để hỗ trợ thực hiện thủ tục và rào cản thuế quan khắt khe.
– Dày dạn kinh nghiệm trong việc vận chuyển hàng nông, thủy sản; gỗ và sản phẩm từ gỗ; hàng tiêu dùng; hàng may mặc.
– Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ dễ dàng, bởi hiện tại 3W Logistics là OTI-NVOCC có FMC và bond, đã có khả năng tự phát hành HBL và tự file AMS/ ISF bằng scac code của 3W
– Giá cước cạnh tranh nhờ công ty có quan hệ hợp tác với hầu hết hãng tàu danh tiếng trên thị trường như Meark Lines, Sea Land, One, YangMing, Evergreen, Cosco, Hyundai, OOCL, Hapaglloyd, Wanhai, KMTC, SITC, CMA-CGM hoặc MSC.
– Tư vấn cho doanh nghiệp giải pháp vận chuyển phù hợp hoặc hỗ trợ chuẩn bị giấy tờ, chứng nhận xuất xứ, giấy phép kiểm dịch, thực hiện thủ tục hải quan, tư vấn bảo hiểm hàng hóa với giá tốt, cũng như hỗ trợ hun trùng hoặc đóng kiện gỗ.
– Có đại lý ở Mỹ, hỗ trợ xử lý tốt và nhanh chóng vấn đề khó khăn của khách hàng.
Để được tư vấn về giải pháp xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ phù hợp, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với 3W Logistics TẠI ĐÂY!
Năm 2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường EU 104.000 tấn gạo, với trị giá 71,7 triệu USD, tăng 10% cả về lượng và kim ngạch so với năm 2022.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023, xuất khẩu gạo sang thị trường các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đạt gần 104.000 tấn với trị giá 71,7 triệu USD, tăng 10% cả về lượng và kim ngạch so với năm 2022.
Với sản lượng xuất khẩu 104.000 tấn, đã vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm mà EU dành cho Việt Nam theo cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA).
Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp xuất khẩu gạo sang EU vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm của Hiệp định EVFTA. Năm 2022, Việt Nam xuất bán thành công 94.510 tấn gạo sang EU.
Như vậy, gạo Việt Nam đã được xuất bán tới 26/27 quốc gia thành viên EU Đứng đầu là Đức với khối lượng đạt 23.328 tấn, tăng 49,3% so với năm trước và chiếm 22,4% thị phần; tiếp theo là Ba Lan với 14.726 tấn, tăng tới 92% và chiếm 14,2% thị phần.
Đặc biệt, lượng gạo xuất khẩu sang nhiều thị trường tăng từ 3 - 4 con số như: Hungary tăng 12 lần, Bulgaria tăng 730%, Hy Lạp tăng 483,3%, Bồ Đào Nha tăng 425%... Trong số các thị trường chính chỉ có Italy ghi nhận sự sụt giảm 78,5% xuống còn 6.876 tấn.
Như vậy, sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU đã có bước tăng trưởng khá ấn tượng.
Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đang tận dụng tối đa lượng gạo xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan mà EU dành cho Việt Nam để hưởng thuế 0%. Đồng thời, chất lượng gạo của Việt Nam cũng ngày càng cải thiện và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính.
Theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm.
Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU mỗi năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU.
Hiện, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 8 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp gạo cho EU với thị phần chiếm 2,8% tổng nhập khẩu mặt hàng này của khu vực.
Bộ Công thương, xuất gạo sang EU về lượng tuy không lớn so với các thị trường khu vực khác nhưng giá trị gia tăng lại rất cao do 27 nước EU là thị trường tiêu thụ các sản phẩm gạo thơm chất lượng cao của Việt Nam. Đây là thị trường khó tính song sẵn sàng chi trả cao cho các sản phẩm có chất lượng.
Các doanh nghiệp lớn như Lộc Trời, Trung An,,,khai thác khá hiệu quả phân khúc gạo chất lượng cao tại EU. Riêng Lộc Trời đã thành công đưa sản phẩm gạo mang thương hiệu riêng “Cơm Việt Nam Rice” lên kệ tại các hệ thống đại siêu thị của Pháp.