Nhắc đến ẩm thực Tây Ninh thì bạn nghĩ ngay đến món gì, có phải là bánh tráng phơi sương với muối ớt tôm nổi tiếng khắp nơi. Bên cạnh đó thì vẫn còn rất nhiều món ngon hấp dẫn khác đủ sức làm hài lòng khẩu vị của các du khách gần xa.

Hướng dẫn di chuyển đến Ninh Bình đơn giản và tiết kiệm với “bí kíp” săn vé từ Ví MoMo

Ninh Bình nằm ở phía Bắc Việt Nam với rất nhiều phương tiện di chuyển dễ dàng và thuận tiện. Tùy theo địa điểm xuất phát, ngân sách và nhu cầu trải nghiệm, bạn có nhiều lựa chọn di chuyển như: xe khách, tàu hỏa, xe máy.

Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km, và là một điểm nút giao thông quan trọng, có 9 quốc lộ với hệ thống đường cao tốc thuận tiện. Nếu bạn đi từ Hà Nội thì phương tiện đường bộ như xe máy, xe ô tô hoặc xe du lịch là lựa chọn tối ưu nhất.

Nếu đi xe máy, bạn sẽ di chuyển trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ để đến Ninh Bình với thời gian khoảng 2 tiếng.

Còn nếu bạn muốn nghỉ ngơi, ngắm cảnh thì từ kinh nghiệm du lịch Ninh Bình, bạn có thể lựa chọn phương tiện xe du lịch, xe khách.

*Giá vé hiển thị có thể không còn hiệu lực tại thời điểm đặt chỗ. Hãng xe có thể thu thêm phí và lệ phí cho một số sản phẩm và dịch vụ.

Hỏi đáp du lịch Ninh Bình tự túc

Với một chuyến du lịch Ninh Bình trong 2 ngày 1 đêm thì ước tính chi phí sẽ sẽ dao động trong khoảng 1.700.000 - 2.000.000 VND/ người; bao gồm: chi phí đi lại (thuê xe, taxi, thuyền đò tham quan,...), chi phí ăn uống, tiền khách sạn, vé tham quan và một số khoản chi phí cá nhân. Chi phí sẽ tăng lên tùy vào lựa chọn thời gian, nơi ở của bạn nhé.

Ninh Bình là nơi có nhiều đặc sản nổi tiếng với hương vị độc đáo và rất riêng. Nếu bạn lên kế hoạch du lịch Ninh Bình tự túc, hãy sẵn sàng danh sách các món ăn phải thử như: dê núi Ninh Bình, ốc núi Ninh Bình, cơm cháy, cá rô Tống Trường, miến lươn… Đừng bỏ lỡ các món ngon này nhé vì bạn sẽ không thể kiếm được hương vị đặc trưng này ở nơi nào khác đâu.

Mùa xuân và hè là 2 mùa đẹp và phù hợp nhất cho chuyến vi vu Ninh Bình. Tháng 1-3 là khi tiết trời vào xuân, thời tiết mát mẻ, không quá lạnh. Tháng 4 - 6 là khi Ninh Bình bước vào mùa lúa chín duy nhất trong năm, kết hợp thời tiết dễ chịu, ấm áp chiều lòng những chuyến tham quan, ngắm cảnh.

Với kinh nghiệm du lịch Ninh Bình chi tiết như trên, Ví MoMo hy vọng bạn đã lên được kế hoạch và sẵn sàng cho chuyến đi của mình rồi. Đừng quên đặt vé máy bay, tàu xe, cũng như khách sạn với Ví MoMo để nhận hàng ngàn ưu đãi, tiết kiệm chi phí cho chuyến đi bạn nhé.

Ads Id:38 -> Bùng nổ deal bay, sẵn sàng “Giải phóng - xõa bung nóc” cùng MoMo!

Không chỉ ban ngày, Ninh Bình về đêm cũng mang trong mình vẻ bí ẩn, lại rực rỡ đèn vàng tại các địa điểm tham quan nổi tiếng. Hôm nay cùng MIA.vn khám phá ngay Top điểm vui chơi và ăn uống tại Ninh Bình về đêm đỉnh nhất năm 2023 nhé!

Chùa Bái Đính là một địa điểm tham quan tại Ninh Bình không chỉ nổi tiếng với du khách địa phương, nội địa mà còn trên toàn thế giới khi nắm giữ nhiều kỉ lục nhất ở Việt Nam cũng như châu Á. Ngôi chùa tọa lạc bên trong Quần thể Di thắng Tràng An vì thế nên có thể dễ dàng sắp xếp lịch trình tham quan Ninh Bình cực kỳ tiện lợi. Bạn có thể dành cả ngày dài tham quan hết những địa điểm vui chơi ở Tràng An, sau đó đến với chùa Bái Đính vào ban đêm.

Nếu vào buổi sáng, ngôi chùa có dáng vẻ sừng sững, nguy nga, tráng lệ thì buổi tối lại trở nên rực rỡ hơn dưới ánh đèn vàng sáng rực. Cả ngôi chùa bừng sáng lên giữa bầu trời và cánh rừng đen. Bạn có thể ngồi yên lặng, để gió thổi qua mái tóc và lắng nghe tiếng chuông chùa vang vọng, lại ngửi thấy mùi hương hoa, cỏ mát lành. Bạn còn có thể thấy cả tòa Bảo Tháp 13 tầng – Nơi trưng bày xá lợi đến từ Ấn Độ và Miến Điện. Để lên đến đỉnh của Bảo Tháp bạn có thể lựa chọn vượt qua 72 bậc thang hoặc sử dụng thang máy. Từ đây, bạn có thể ngắm nhìn được toàn bộ khung cảnh của chùa Bái Đính về đêm rực rỡ và tráng lệ. Từ tòa Bảo Tháp, bạn cũng sẽ thấy được Điện Tam Thế của chùa nằm trên ngọn đồi cao nhất của vùng. Tham quan điện, bạn sẽ càng thấy được vẻ đồ sộ, nghiêm trang, cũng như bát ngát của điện. Bên trong có ba bức tượng Tam Thế ngồi trên đài sen đại diện cho Chư Phật dẫn dắt chúng sinh. Ngoài ra, còn có rất nhiều bức tượng khác được đẽo tạc, điêu khắc vô cùng điêu luyện chứng minh được tài hoa của những người nghệ nhân và thợ thủ công đã xây dựng nên ngôi chùa này.

Bên cạnh chùa Bái Đính thì chùa Vàng cũng là một địa điểm tham quan tâm linh cực kỳ đẹp và lung linh vào ban đêm. Nơi đây nằm ở ngay giữa hồ Cá Voi ở phía Tây thành phố Ninh Bình, giáp với cả đường Tràng An và xã Ninh Nhất. Nếu đến nơi đây vào ban ngày thì bạn sẽ khám phá được vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn với hồ nước phẳng lặng, phảng chiếu hình ảnh ngôi chùa, trời xanh, mây trắng vô cùng hữu tình. Ấy vậy, khi đến đây vào buổi tối, bạn sẽ hiểu được ngay vì sao chùa Vàng lại được gọi là chùa Vàng ngay. Trong màn đêm tối, cả ngôi chùa dường như phát sáng vô cùng nổi bật với ánh đèn vàng sáng bừng cả bầu trời. Dải màu vàng phảng chiếu xuống mặt hồ lấp lánh như dát vàng. Vào những đêm rằm trăng tròn, bạn sẽ còn thấy được cả bầu trời sáng khiến không gian thanh tịnh, lung linh và huyền bí.

Xem thêm: Khám phá 7 địa điểm tâm linh tại Tràng An linh thiêng nhất

Cổng chào Tràng An là một điểm check-in được nhiều bạn trẻ tích cực “lăng xê”. Nơi đây thoáng mát với khoảng sân rộng lớn tuy nhiên lại ít bóng râm nên đi vào buổi tối chắc chắn sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. Bạn có thể tham gia các trò chơi như câu cá, ném bóng và nhiều trò dân gian khác như tại hội chợ. Mỗi trò đều có mức giá khác nhau từ 20k – 50k. Đi sâu vào bên trong thêm khoảng 300m sẽ có chương trình hát cho nhau nghe vô cùng thú vị.

Nếu là một tín đồ ưa thích sự mạo hiểm thì chắc chắn cắm trại là một trải nghiệm bạn cực kỳ đáng trải nghiệm mà bạn không nên bỏ qua. Dành cả một đêm dài trong rừng, bạn có thể lắng nghe tiếng gió, tiếng dế, tiếng xào xạc của cây cối, có chút hồi hộp và rùng rợn. Nếu ban ngày, rừng Cúc Phương đã mang trong mình vẻ âm u vì nhiều cây cối thì ban đêm lại càng thêm yên tĩnh và bí ẩn. Để MIA.vn mách bạn một số lưu ý khi đi cắm trại qua đêm tại vườn Quốc gia Cúc Phương nhé!

- Nếu vẫn còn là một “tấm chiếu mới” chưa có nhiều kinh nghiệm cắm trại thì bạn nên đăng ký tham gia chuyến tham quan cắm trại do Trung tâm quản lý Vườn quốc gia Cúc Phương cung cấp.

- Bạn nên đến đây vào mùa khô từ tháng 9 đến tháng 12 để tránh cảm giác lầy lội, cũng như ít muỗi và vắt trong rừng.

- Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như đèn pin, ủng, máy ảnh, túi ngủ, ống nhòm và thuốc chống côn trùng.

Nếu đã có một ngày dài mệt nhoài tham quan Ninh Bình thì buổi tối sẽ là thời gian tuyệt vời để bạn thưởng thức thêm nhiều món ăn đặc biệt khác của Cố đô, nạp lại năng lượng. Đường Cù Chính Lan chính là một khu phố ẩm thực chính hiệu của Ninh Bình với vô số đặc sản hấp dẫn, ngon miệng mà giá cả thì vô cùng “hạt dẻ”. Từ A đến Á, từ món mặn đến món ngọt, cơm cháy, xôi nóng, ốc, chân gà nướng, lẩu, nướng thịt dê đủ món, kem, chè... gì cũng có đủ cả. Đảm bảo là mê chữ ê kéo dài luôn đó nha. Ngoài ra thì tại đây cũng có nhiều nhà hàng, karaoke náo nhiệt phục vụ du khách thâu đêm. Buổi tối cuồng chân thì mau mau đến với Cù Chính Lan nhé!

Đường Đào Duy Từ là khu vực trung tâm thành phố Ninh Bình nằm gần nhiều tuyến đường lớn như đường Tràng An hay các địa điểm nổi tiếng núi Kỳ Lân, nhà thi đấu thể thao hoặc nhà hàng, khách sạn lớn. Chính vì thế, dần dần nó đã trở thành một khu phố đi bộ chính hiệu, là một cộng đồng giao lưu của người dân địa phương và để các du khách tham quan, tìm hiểu văn hóa. Nơi đây có nhiều điểm giải trí náo nhiệt và vui nhộn với hơn 50 gian hàng thương mại, 50 gian hàng ẩm thực cùng với 20 gian hàng kinh doanh ngoài trời. Đặc biệt vào những ngày cuối tuần hay Lễ tết còn có tổ chức nhiều lễ hội âm nhạc, nghệ thuật như ca nhạc đường phố, chèo, xẩm… vô cùng đặc sắc, thu hút nhiều du khách tham quan.

Ngoài đến với những khu phố ẩm thực thì ngồi chill tại các quán cà phê, ngắm nhìn đường xá xe cộ qua lại cũng là một lựa chọn không hề tệ đúng không nào? Những quán cà phê đều hiện đại, trang trí đẹp mắt với nhiều góc check-in sống ảo. Gợi ý một vài địa chỉ quán cà phê Ninh Bình:

• Cafe La Vista Ninh Bình - 36 Phố 11, Đông Thành, Ninh Bình

• Brick Coffee Shop - ĐT491C, Ninh Thắng, Hoa Lư, Ninh Bình

• Chago Tea & Caf'e Ninh Bình - 32 Đinh Tất Miễn, Đông Thành, Ninh Bình

• Be Café - 06 Cù Chính Lan, Tân Thành, Ninh Bình

Hy vọng, danh sách những địa điểm tham quan, ăn uống tại Ninh Bình về đêm năm 2023 sẽ gợi ý thêm cho bạn nhiều lựa chọn khi khám phá Ninh Bình. Đừng quên, bạn có thể tùy ý sắp xếp lịch trình để phù hợp với mình nhất với “Cẩm nang du lịch Ninh Bình” của MIA.vn. Xem ngay nhé!

Ninh Bình nằm ở cực Nam của đồng bằng sông Hồng, nối miền Bắc và miền Trung bởi dãy Tam Điệp hùng vĩ. Cách Hà Nội 93km về phía Nam, Ninh Bình là nơi tiếp nối kinh tế, văn hóa, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với bề dày lịch sử đã để lại cho Ninh Bình nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc. Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, hệ thống cơ sở dịch vụ du lịch đang được đầu tư khá đồng bộ là những nên tảng cơ bản để thu hút khách du lịch tới Ninh Bình.

Ninh Bình có 02 thành phố và 06 huyện, diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.377,57 km2, dân số 926.995 người trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc Mường.

Ninh Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc - Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân,...tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Ninh Bình là vùng đất có con người cư trú rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện xương, răng người hoá thạch ở Thung Lang (Tam Điệp) có niên đại cách ngày nay từ 3 - 4 vạn năm. Động Người Xưa ở Cúc Phương có di chỉ của con người cách đây gần vạn năm. Di tích của nền Văn hoá Hoà Bình còn tìm thấy ở một số hang động thuộc thị xã Tam Điệp, phản ánh xu hướng con người tiến ra vùng đồng bằng ven chân núi giáp biển. Di chỉ Mán Bạc (Yên Mô) có di tích của con người thời kỳ đồng thau cách đây từ 3.300 - 3.700 năm.

Trong số 6 chiếc trống đồng tìm thấy ở Ninh Bình có 2 trống đồng loại I, hiện vật tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng. Điều đó chứng tỏ Ninh Bình là một trong những địa bàn quan trọng của nền văn minh buổi đầu dựng nước.

Ninh Bình có hai dân tộc chính là dân tộc Kinh và dân tộc Mường. Hiện nay, có trên 2 vạn người Mường sống xen kẽ với người Kinh, tập trung chủ yếu ở các xã: Cúc Phương, Kỳ Phú, Quảng Lạc, Phú Long, Yên Quang, Xích Thổ, Thạch Bình và Văn Phương thuộc huyện Nho Quan.

Địa hình Ninh Bình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam.

Dãy núi đá vôi ở phía Tây của tỉnh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bắt nguồn từ vùng núi rừng Hoà Bình chạy ra biển tạo thành vùng phù sa cổ ven chân núi. Do quá trình tạo sơn hơn 200 triệu năm về trước đã tạo nên nhiều hang động đẹp như: Tam Cốc, Bích Động, Xuyên Thuỷ Động, Địch Lộng, hang động Tràng An,... Tiếp đó là vùng đồng chiêm trũng ở các huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô. Do phù sa bồi đắp hàng năm, đồng bằng tiến ra biển từ 80 - 100m, tạo nên vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ.

Mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng, song ba vùng có thể bổ sung, hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh tế hàng hoá toàn diện cả cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ, hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

Do đặc điểm về địa lý, địa hình đa dạng, nên khí hậu Ninh Bình cũng mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng Bắc bộ và có ảnh hưởng sắc thái khí hậu vùng Thanh Hoá và khu 4 cũ. Khí hậu của Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng. Nhiệt độ trung bình năm là 23,10C. Tổng lượng mưa trung bình trong năm đạt 151,9mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn tỉnh. Trung bình một năm có 125 - 157 ngày mưa. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 80 - 90% lượng mưa cả năm.

Hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình bao gồm hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km2, các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ ra biển Đông.

Chế độ thuỷ triều ven biển Ninh Bình là chế độ nhật triều, ngoài ra còn có trường hợp bán nhật triều và triều tạp. Thời gian triều lên trong khoảng 8 giờ, triều xuống 16 giờ. Khi triều cường thì thời gian lên xuống ± 1 giờ. Nhìn chung, thuỷ triều Ninh Bình tương đối yếu, biên độ thuỷ triều trung bình trong ngày khoảng 150-180cm, lớn nhất là 270cm, nhỏ nhất 2-5cm.

Các nhà nông học và thổ nhưỡng học phân chia đất đai Ninh Bình thành 19 loại, gộp thành 5 nhóm cơ bản, trong đó nhóm đất phù sa có diện tích 74.529,8ha, chiếm 53% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Tài nguyên đất của Ninh Bình có độ phì trung bình với 3 loại địa hình là đồi núi, đồng bằng và ven biển, vì thế tỉnh có thế mạnh để phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp, theo hướng đa dạng hoá. Vùng đồi núi có nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp vật liệu xây dựng.

Những đặc điểm về địa hình, khí hậu đã tạo điều kiện cho Ninh Bình có diện tích rừng lớn nhất so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng: 27.101ha.

Diện tích rừng tự nhiên là 23.526ha, tập trung chủ yếu ở Nho Quan. Trong đó, rừng Cúc Phương thuộc loại rừng nhiệt đới điển hình, có nhiều loại động, thực vật quý hiếm như: kiêng, lát hoa, chò chỉ, báo gấm, báo lửa, gấu ngựa, sóc bụng đỏ, voọc mông trắng,...

Diện tích rừng trồng đạt 3.575ha, tập trung ở huyện Nho Quan, Hoa Lư, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp, với cây trồng chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn, cây ngập mặn,...

Ninh Bình có chiều dài bờ biển xấp xỉ 18km, với hàng ngàn ha bãi bồi, hàng chục ngàn ha lãnh hải. Cửa Đáy là cửa lớn nhất, có độ sâu tương đối, đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải hàng ngàn tấn ra vào thuận tiện.

Vùng biển Ninh Bình có tiềm năng nuôi trồng, khai thác, đánh bắt nguồn lợi hải sản với sản lượng từ 2.000 - 2.500 tấn/năm.

Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Những dãy núi trải dài từ Hoà Bình, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mô tới tận biển Đông, dài hơn 40km, diện tích trên 1.200ha, là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng.

Bên cạnh đó, Ninh Bình còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở Cúc Phương (Nho Quan) và Kênh Gà (Gia Viễn) có thể khai thác phục vụ sinh hoạt, chế phẩm nước giải khát, chữa bệnh, phục vụ khách du lịch.

Bạn vẫn đang không biết ăn gì ở Tây Ninh cho chuyến du lịch sắp tới đúng không? Hãy cùng MIA.vn điểm qua vài món đặc sản Tây Ninh trứ danh mà các tín đồ ẩm thực nhất định phải thử khi

Tây Ninh không chỉ nổi tiếng với núi Bà Đen linh thiêng và cảnh quan hùng vĩ, tại đây còn được biết đến là quê hương của bánh tráng. Đối với các tín đồ đam mê bánh tráng, nếu đến Tây Ninh mà không ăn sạch các món biến tấu từ đặc sản này quả thật là điều thiếu sót.

Team mê quà vặt mà không biết ăn gì ở Tây Ninh thì sao không thử loại bánh tráng muối tôm truyền thống trước tiên nhỉ? Món ăn vặt này hấp dẫn bởi độ dẻo của bánh tráng phơi sương hòa quyện với vị chua đặc trưng từ trái tắc, thêm chút cay cay the the từ muối tôm làm kích thích vị giác nơi đầu lưỡi, tạo thành một sức hút khó có thể cưỡng lại được.

Bánh tráng muối ớt Tây Ninh không chỉ nổi tiếng tại địa phương mà còn là món ăn vặt yêu thích của biết bao thế hệ học trò Việt Nam.

Xem thêm: Top các loại muối ở Tây Ninh thơm ngon bật nhất khiến bạn khó quên

Bánh tráng trộn là một “phiên bản nâng cấp” từ món bánh tráng muối truyền thống. Cũng giống như nhiều nơi khác, bánh tráng trộn Tây Ninh có các topping đi kèm như xoài, bò khô, trứng cút, rau răm được trộn cùng sa tế, nước sốt và ớt tạo nên một hương vị lôi cuốn khó tả. Món ăn này chắc chắn là một gợi ý nữa trong danh sách ăn gì ở Tây Ninh cho team mê bánh tráng đây.

Thế ăn gì ở Tây Ninh khi đã chán “trộn” rồi, thì mình hãy thử sang “cuốn” xem nào.

Bánh tráng cuốn cũng là một dạng khác của bánh tráng trộn, nhưng các topping được người bán cuốn hết vào bên trong và chấm kèm nước sốt làm tăng vị đậm đà cho món ăn.

Để tăng sức hấp dẫn cho món này, người bán thường dùng loại bánh tráng đỏ, có nơi còn biến tấu thêm các loại bánh tráng hồng hoặc xanh để cuốn… Tùy vào khẩu vị của bạn mà dặn người bán thêm hay bớt các gia vị và topping trong món ăn.

Đã đến thiên đường của bánh tráng rồi bạn đừng lo lắng phải ăn gì ở Tây Ninh nữa đâu nhé!

Bánh tráng dẻo cay có cách chế biến tương tự như chiếc bánh tráng phơi sương truyền thống. Tuy nhiên trong quá trình pha bột, người ta còn tẩm ướp thêm các gia vị khác như hành, tỏi ớt và muối tôm để tăng thêm hương vị cho bánh. Có 2 loại bánh tráng dẻo, một loại có tép khô cho người ăn mặn và một loại chỉ có tỏi ớt phù hợp cho team mê quà vặt đang lo lắng ăn gì ở Tây Ninh khi ăn chay.

Nếu bạn chưa biết ăn gì ở Tây Ninh dễ "nghiện" nhất đó là bạn chưa thưởng thức qua món bánh tráng me Tây Ninh này rồi. Lớp bánh tráng phơi sương dai dai mềm mềm, chấm với nước sốt me chua cay chắc chắn sẽ khiến bạn muốn thưởng thức mãi không thôi.

Ngoài bánh tráng phơi sương thì bánh tráng nướng cũng được các tín đồ ăn vặt Tây Ninh cực kỳ ưa chuộng. Bánh tráng được đặt trên bếp than, cho thêm trứng cút hoặc trứng gà, chà bông, xúc xích và các loại topping khác, rồi nướng đến khi nào vỏ bánh giòn rụm thì lấy xuống, món này phải ăn nóng ngay tại chỗ mới ngon. Đặc biệt là vào mùa mưa khi bạn chưa biết ăn gì ở Tây Ninh, hãy thử ngay một chiếc bánh tráng nướng nóng hổi giúp bạn xua đi cái lạnh của những cơn mưa tại “vùng đất thánh”.

Có rất nhiều sự lựa chọn ăn gì ở Tây Ninh dành cho team mê ăn vặt, thế thì còn những món đặc sản ăn no và phù hợp khi du lịch cùng gia đình và người lớn tuổi là gì? Hãy cùng cẩm nang du lịch MIA.vn tìm hiểu trong phần tiếp theo nhé!

Tây Ninh không chỉ được biết đến là thiên đường bánh tráng cho tín đồ ăn vặt, tại đây cũng có rất nhiều món ngon với giá cả phải chăng, được thực khách thập phương yêu thích và dành tặng nhiều lời khen ngợi.

Ốc xu núi Bà là món đặc sản chỉ có theo mùa ở Tây Ninh. Loại ốc này thường sinh sống ở khu vực núi Bà và chỉ xuất hiện vào mùa mưa. Thức ăn chủ yếu của ốc núi là rễ cây, lá non và các loại dược liệu quý nên chúng còn được mọi người xem là một vị thuốc chữa có tác dụng chữa đau nhức khá tốt.

Ốc núi có vỏ to, mình tròn, hơi dẹt, thịt ốc núi dai dai, giòn giòn và vị ngọt thanh thường được người ta chế biến thành các món luộc, hấp, nướng, xào dừa, xào tỏi v.v… Ngoài ra, để giữ lại vị ngon cho thịt ốc, người dân địa phương thường cho thêm cơm dừa nạo nhuyễn vào rồi hấp với xả, gừng và ăn kèm với muối tiêu chanh. Nếu bạn đang phân vân ăn gì ở Tây Ninh vừa ngon lại vừa bổ dưỡng, thì sao không thử ngay món ốc xu núi Bà này thôi nào.

Xem thêm:  Thưởng thức nem bưởi Tây Ninh, món đặc sản độc nhất vô nhị

Không cần biết bạn có kế hoạch ăn gì ở Tây Ninh hay chưa, nhưng nếu đến đây rồi mà không thưởng thức qua món bò tơ thì quả là một điều thiếu sót lớn. Bò tơ Tây Ninh là những lứa bò vừa lớn chứ chưa trưởng thành, chỉ bú sữa mẹ là chính nên thịt của chúng vẫn giữ được độ mềm ngọt tự nhiên, không bị bở như thịt bê và thịt bò thông thường.

Chính vì thế mà thịt bò tơ trở thành món đặc sản Tây Ninh được thực khách trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Từ nguyên liệu thịt bò tươi, bạn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như lẩu bò, bò nhúng giấm, bò nướng than hoa v.v…

Bánh canh Trảng Bàng là một đặc sản nức tiếng gần xa ở Tây Ninh. Từ những nguyên liệu dân dã như gạo, thịt heo, xương, gia vị… qua quá trình chế biến công phu đã cho ra đời những tô bánh canh đậm đà hương vị của vùng đất Tây Ninh.

Một tô bánh canh ngon phải đảm bảo đủ 2 yếu tố hương vị và màu sắc, vị nước dùng được hầm từ thịt đậm đà hòa quyện cùng vị thơm, mềm của sợi bánh, chút chua của chanh, cay của ớt cộng thêm vị nước mắm mặn mà… tất cả tạo nên một hương vị rất riêng cho Tây Ninh, làm xiêu lòng biết bao thực khách đến thưởng thức. Một đặc sản hấp dẫn bao người như thế, bạn đừng quên ghi chú ngay vào list ăn gì ở Tây Ninh của mình món bánh canh Trảng Bàng ngay nhé.

Nếu bạn là tín đồ của các loại gỏi cuốn, bì cuốn, nem nướng thì danh sách ăn gì ở Tây Ninh của bạn không thể bỏ qua món ăn từ đặc sản bánh tráng phơi sương được đâu. Bánh tráng cuốn thịt heo với nguyên liệu chính là heo luộc, mắm chua và các loại rau rừng như lá cóc, sao nhái, rau xá xị, lá bằng lăng… được chấm kèm cùng mắm nêm là một món ngon mà bạn đừng quên thưởng thức khi đến Tây Ninh. Khi ăn độ mềm của bánh hòa quyện trong vị chát chát chua chua của rau rừng, thêm vị ngọt từ thịt và nước chấm đậm đà tạo thành một món ăn tuyệt hảo đầy lôi cuốn.

Bên cạnh món ăn mặn thì đây sẽ là một gợi ý ăn gì ở Tây Ninh dành riêng cho các tín đồ yêu thích ẩm thực chay. Các món chay Tây Ninh đã có lịch sử lâu đời và trở thành một trong những đặc trưng văn hóa bản địa, thu hút du khách đến thưởng thức nhất là trong những dịp Tết đến xuân về.

Ngoài ra, Tây Ninh còn được biết đến là cái nôi của đạo Cao Đài và ăn chay là một trong những điều lệ đối với người theo đạo. Chính nhờ sự ảnh hưởng từ tôn giáo, tín ngưỡng mà hình thành nên nét văn hóa ẩm thực chay rất phong phú và đa dạng tại Tây Ninh. Cho dù bạn không phải là người ăn chay đi nữa, thì thưởng thức các món chay cũng là một trải nghiệm đáng để bạn ghi chú vào danh sách ăn gì ở Tây Ninh của mình.

Nếu có dịp đến Tây Ninh du ngoạn cảnh đẹp, bạn cũng đừng quên thưởng thức các món ăn đặc sản nơi đây nhé. Hy vọng với những gợi ý ăn gì ở Tây Ninh mà cẩm nang du lịch MIA.vn vừa giới thiệu, bạn sẽ thu hoạch được nhiều trải nghiệm hoàn hảo trong hành trình du lịch của mình.