Mức thuế suất thuế nhập khẩu phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Căn cứ vào các yếu tố tác động Chính phủ sẽ quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với từng loại hàng hóa. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến thuế suất thuế nhập khẩu 2024.

Khi ban hành biểu thuế thuế suất, thuế xuất nhập khẩu thì cần đảm bảo nguyên tắc gì?

Căn cứ Điều 10 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì khi ban hành biểu thuế thuế suất, thuế xuất nhập khẩu thì cần đảm bảo nguyên tắc như sau:

- Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

- Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.

- Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế.

- Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo, công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô.

Bên cạnh đó, thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất được quy định tại Điều 11 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:

- Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã được Quốc hội phê chuẩn và các Điều ước quốc tế khác mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để ban hành:

+ Biểu thuế xuất khẩu; Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi;

+ Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;

+ Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

- Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này.

- Thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thực hiện theo quy định tại Chương 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

Quý anh/chị có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần báo

giá cước vận chuyển quốc tế. Xin vui lòng liên hệ:

My Nuong (Ms. Nancy) – Sales Executive

MB:              (84) 941658243

Email: [email protected]

Thuế suất thuế nhập khẩu là mức thuế mà Nhà nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam. Thuế suất thuế nhập khẩu được quy định theo từng thời kỳ tại Biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ.

Căn cứ xác định thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp

Căn cứ theo quy định tại Điều 6, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp như sau:

Ba bước xác định thuế suất thuế nhập khẩu cho hàng hóa

Để xác định chính xác mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa cụ thể, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau: Bước 1: Xác định chính xác tên gọi của hàng hóa nhập khẩu Doanh nghiệp xác định chính xác tên gọi của loại hàng hóa nhập khẩu, trường hợp nhập khẩu của mình để xác định có phải hàng hóa chịu thuế nhập khẩu không. Bước 2: Xác định mã HS của hàng hóa Nếu là hàng hóa chịu thuế nhập khẩu doanh nghiệp xác định mã HS của hàng hóa (Mã HS là mã số được sử dụng để phân loại hàng hóa theo Hệ thống hài hòa về mô tả và mã hóa hàng hóa). Bước 3: Tra cứu trên Biểu thuế nhập khẩu Doanh nghiệp dựa vào mã HS và xuất xứ hàng hóa để tra cứu mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng. >> Tham khảo: Hướng dẫn tra cứu thuế nhập khẩu trực tuyến.

Căn cứ xác định thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ

Tại Điều 3, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung tại Điều 1, Nghị định 18/2021/NĐ-CP) quy định xác định thuế suất thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ. Theo đó áp dụng thuế suất như sau:

Trường hợp nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

Xác định thuế suất thuế nhập khẩu tại chỗ

Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ (trừ hàng hóa nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan quy định tại Điểm c Khoản này)

Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)

Hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không đáp ứng các điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước

Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Hàng hóa đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước và đáp ứng các điều kiện khác để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan đáp ứng các điều kiện để hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước

Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Nghị định 26/2023/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)

Hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc và không đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nhập khẩu tại chỗ từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước

Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu thông thường theo quy định.

Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ thuộc Danh mục hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định về Danh mục hàng hóa

Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan quy định tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có)

Bên cạnh các mặt hàng được ưu đãi về thuế suất thuế nhập khẩu, doanh nghiệp lưu ý các mặt hàng được miễn thuế suất thuế nhập khẩu quy định tại  Điều 16, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 và Điều 5, Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 18/2021/NĐ-CP). Theo đó, khi tính thuế nhập khẩu nộp Ngân sách Nhà nước doanh nghiệp lưu ý không tính thuế của các hàng hóa này để bảo vệ lợi ích cho mình. >> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Thuế suất thuế xuất nhập khẩu là gì?

Hiện nay pháp luật không có định nghĩa như thế nào là thuế suất thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên có thể căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì có thể hiểu rằng thuế suất thuế xuất nhập khẩu là mức thuế áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ khi chúng được giao thương qua biên giới quốc gia.

Thuế này có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh luồng thương mại và đảm bảo nguồn thu nhập cho quốc gia

Thuế suất thuế xuất nhập khẩu là gì? (Hình từ Internet)