Nói Thành Văn Bản Trên Zalo
Nguồn bài báo: Biến con chữ thành giọng ảo đầy cảm xúc – Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)
Chuyển văn bản thành giọng nói “chưa đến 5 phút”
Vbee AI Voice Studio là công nghệ hiểu văn bản và ngôn ngữ tự nhiên dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo. Từ đó tạo ra âm thanh tổng hợp hoàn chỉnh với nhịp điệu và ngữ điệu phù hợp. Giải pháp Vbee AI Voice Studio cho phép cộng đồng xây dựng nội dung số bằng tiếng nói một cách tự động, nhanh và tiết kiệm.
Giúp giải quyết vô số bài toán ở rất nhiều khía cạnh phát triển doanh nghiệp bằng việc xây dựng công nghệ mới trên nền tảng trí tuệ nhân tạo. Cho phép người và máy có thể giao tiếp với nhau thông qua việc tạo ra trợ lý ảo, giọng nói nhân tạo, tổng đài viên…
Giọng nói nhân tạo là một trong những xu hướng đang phát triển để tự động hóa quy trình. Từ giọng nói AI, chúng ta có thể phát triển ra các giải pháp hội thoại, giúp thay thế dần các công việc lặp đi lặp lại của con người.
Ứng dụng Vbee AI trong doanh nghiệp
Việc tạo ra giọng nói nhân tạo, các trợ lý ảo, Vbee giúp cho doanh nghiệp tự động hóa các quy định của họ, cắt giảm chi phí và làm khách hàng của họ cảm thấy hài lòng hơn. Với khả năng hoạt động hoàn toàn tự động, giải pháp sẽ giúp giảm tới 92% thời gian chờ đợi của khách hàng và tăng khả năng giải quyết vấn đề từ lần gọi đầu tiên lên đến 80%.
Ví dụ: Bạn gọi lên tổng đài của một ngân hàng để khóa thẻ ATM khẩn cấp, nhưng các tổng đài viên luôn bận vì đang quá tải. Khi áp dụng công nghệ trợ lý ảo của Vbee để xác thực nghe gọi một cách tự động, khách hàng sẽ luôn được phục vụ 24/7 và không cần phải chờ lâu rồi khó chịu nữa.
Vbee AI giúp tiết kiệm chi phí, gia tăng trải nghiệm
Trí tuệ nhân tạo là một điều mới mẻ và rất khó. Mặc dù mọi người đã nghe nói rất nhiều về AI, nhưng áp dụng vào đâu, giải quyết vấn đề gì lại là một khái niệm hoàn toàn mới và xa lạ. Vì vậy, Vbee cần làm chính là “dạy” để làm sao doanh nghiệp và người dùng của họ hiểu và sử dụng.
“Thuyết phục” doanh nghiệp tin dùng sản phẩm
Để các doanh nghiệp tin và sử dụng giải pháp công nghệ trí tuệ nhân tạo khá là khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất phải kể đến chính là sự quyết tâm của người đứng đầu, người lãnh đạo của một doanh nghiệp. Vì khi thay đổi cách thức vận hành sẽ rất rủi ro và tốn kém. Đặc biệt là giai đoạn đầu áp dụng công nghệ, giải pháp mới. Vì vậy, nếu người lãnh đạo không thuyết phục, không truyền lửa được cho cấp dưới sẽ rất dễ xảy ra tình trạng “Trên bảo dưới không nghe”.
Bên cạnh đó, theo CEO Vbee, việc chấp nhận thay đổi cách thức vận hành không phải là quyết định dễ dàng ngày một ngày hai, mà đó là cả một quá trình. Vì vậy, Vbee phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục doanh nghiệp cũng như truyền tải đầy đủ thông điệp mà giải pháp đem lại.
Tự tin vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ. Hỏi có sợ bị cạnh tranh không, anh Đức – CEO Vbee cho biết: Thứ nhất, Vbee có một team nghiên cứu kinh nghiệm và nhiệt huyết. Bởi việc nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Việt đòi hỏi chiều sâu, cho nên đội ngũ này phải giỏi, đam mê về nền tảng hội thoại công nghệ lõi.
Thứ hai cần có chính là nguồn vốn. Công nghệ trí tuệ nhân tạo là ngành đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, buộc đơn vị đầu tư phải thật sự nghiêm túc. Ngay từ khi thành lập, Vbee đã may mắn nhận được sự đầu tư tham gia từ Quỹ VINIF của Vingroup, Grab Ventures Ignite.
Nhờ có hai yếu tố này nên đối thủ cạnh tranh của Vbee.ai trong lĩnh vực này không quá nhiều, bù lại họ rất mạnh. Nhưng Vbee có thể tự tin cạnh tranh khi sở hữu công nghệ lõi, trong đó tập trung lợi thế xử lý tiếng Việt, đóng gói theo yêu cầu khách hàng một cách tròn trịa.
Sau hơn 4 năm ra mắt, đến nay Vbee đã có hơn 400.000 khách hàng, người sử dụng. Bên cạnh đó, Vbee còn cung cấp giải pháp miễn phí cho người khiếm thị tiếp cận thông tin bằng cách chuyển text thành voice, audio để họ có thể nghe được.
Công an thị xã Phú Thọ (Phú Thọ) đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án Lương Văn Chiện cùng đồng bọn phạm tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Buôn bán hàng cấm”, chuyển hồ sơ đến Viện KSND thị xã Phú Thọ đề nghị truy tố 10 đối tượng về các tội danh trên.
Trong đó, đối tượng chủ mưu, cầm đầu Lương Văn Chiện (25 tuổi, trú tại đường Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) bị truy tố về 2 tội danh “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Buôn bán hàng cấm”.
9 đối tượng còn lại bị truy tố về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”: Nguyễn Văn Ba (39 tuổi, trú tại phường Thụy Phương); Nguyễn Văn Thắng (28 tuổi, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm); Lê Trần Tiến (27 tuổi, trú tại phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân); Nguyễn Thị Thuyết (30 tuổi); Nguyễn Thị Thủy (38 tuổi); Nguyễn Thị Hải (30 tuổi, cùng trú tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ); Lê Thị Hồng (28 tuổi); Phạm Thị Thanh Tuyền (32 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) và Lê Quang Cảnh (28 tuổi, trú tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh).
Cuối năm 2015, Lương Văn Chiện từ Hải Dương lên Hà Nội kiếm sống và thuê trọ tại số nhà 106, đường Phú Diễn. Khoảng giữa năm 2016, qua mạng internet, Chiện thấy đăng tải clip cách làm giả con dấu và có nhiều lượt người quan tâm bình luận nên nảy ý định làm giả con dấu để bán cho khách hàng kiếm tiền tiêu xài.
Sau khi đã nghiên cứu và nắm vững được các bước để làm giả một con dấu, Chiện mua một máy làm dấu (không xác định nhãn hiệu) số hiệu 254 - 196, một máy in Canon 2902, một máy in HP Brother, một máy ép Plastic, mực keo dấu và những vật phẩm phụ trợ khác mang về để ở tầng 2 nhà trọ của mình để thực hiện việc làm giả con dấu... Chiện làm giả con dấu dạng dập ngang mang tên mình cho thuần thục.
Sau khi đã thành thạo, Chiện đăng thông tin việc mình có thể làm giả các con dấu của các cơ quan, tổ chức lên nick Facebook (“Codongthon”) của mình kèm theo số điện thoại và địa chỉ tài khoản gmail của anh ta để khách hàng liên hệ.
Một số đối tượng trong vụ án tại cơ quan Công an.
Khi có khách hàng liên hệ đặt làm giả con dấu, Chiện yêu cầu họ gửi hình ảnh mẫu hình dấu thật hoặc Chiện tự lên mạng internet tìm kiếm hình ảnh mẫu hình dấu thật rồi dùng máy móc, thiết bị thực hiện theo quy trình nêu trên để làm giả con dấu theo yêu cầu của khách hàng.
Sau khi làm xong, đối tượng gửi hình ảnh mẫu con dấu giả và hình dấu giả cho khách hàng thông qua mạng xã hội Facebook, Gmail hoặc Zalo để khách hàng xem, kiểm tra và thỏa thuận giá cả.
Việc giao nhận hàng được thực hiện bằng hình thức: Chiện sử dụng xe máy mang con dấu giả giao trực tiếp (thường gọi là “ ship” hàng) cho các khách hàng trên địa bàn TP Hà Nội. Đối với các khách hàng ở địa bàn xa thì Chiện gửi con dấu giả qua bưu phẩm tại Bưu cục Cầu Diễn 2, thành phố Hà Nội bằng hình thức thanh toán cước COD.
Tổng cộng từ năm 2016 đến khi bị bắt Chiện đã làm giả 16 con dấu gồm con dấu tròn của Bệnh viện Giao thông vận tải trung ương (nay là Công ty cổ phần Bệnh viện giao thông vận tải); con dấu tròn của Bệnh viện Nam Thăng Long...
Công an thị xã Phú Thọ xác định, trong số 16 con dấu tròn mang tên các cơ quan tổ chức nêu trên, Chiện đã bán thành công 4 con dấu, thu lời bất chính 18 triệu đồng. Kèm theo các con dấu tròn, Chiện đã làm giả và bán thành công 9 con dấu chức danh mang tên các bác sỹ và 3 con dấu xác định kết quả khám chữa bệnh, thu lời 3,2 triệu đồng.
Ngoài ra Chiện đã làm giả bốn con dấu chức danh mang tên “ công chứng viên: Ngô Thị Bích Ngọc”, “Công chứng viên: Nguyễn Thị Phượng”, “Chủ tịch: Lê Văn Ngọc” và “Chủ tịch UBND xã” nhưng chưa bán, được thu giữ khi khám xét tại nơi ở của Chiện.
Quá trình đấu tranh, Công an thị xã Phú Thọ đã làm rõ hành vi mua - bán hàng cấm của Lương Văn Chiện. Sự việc diễn ra vào giữa năm 2015, Chiện nảy sinh ý định mua đi bán lại các loại trang phục... của lực lượng vũ trang để kiếm lợi.
Để thực hiện hành vi phạm tội, đối tượng đăng thông tin rao bán các loại quân tư trang trên trang Facebook cá nhân “Codongthon” và đã có nhiều người hỏi mua.
Hình thức mua bán, thanh toán được thực hiện như sau: Người mua gọi điện, nhắn tin qua facebook, zalo đặt hàng chủng loại, số lượng, giá cả và cho Chiện số điện thoại, tên, địa chỉ để Chiện chuyển hàng. Chiện ghi chép thông tin này vào sổ tay.
Sau đó liên hệ với các cá nhân bán quần áo, trang phục tại một số cửa hàng và một số cá nhân là công nhân viên một số cơ sở sản xuất đặt mua theo yêu cầu của khách hàng.
Sau khi mua được hàng, Chiện đóng gói chuyển đến địa chỉ người mua. Quá trình điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra có đủ căn cứ kết luận: Trong khoảng thời gian từ giữa năm 2015 đến tháng 4-2017, Chiện đã nhiều lần mua quân tư trang, sau đó bán cho khoảng 220 khách hàng ở các địa phương khác nhau.
Đấu tranh mở rộng, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Phú Thọ đã làm rõ vai trò của Nguyễn Văn Thắng. Khoảng cuối năm 2016, trong quá trình đi xin việc làm, Thắng nhận thấy hồ sơ xin việc đều cần phải có giấy khám sức khỏe trong khi nhu cầu người cần xin việc làm lớn nên đã lên mạng internet tìm kiếm các thông tin về Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương; Bệnh viện Nam Thăng Long và các mẫu giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận sức khỏe, giấy ra vào viện và tìm hiểu thông tin về con dấu, các chức danh bác sỹ và các loại tài liệu của hai bệnh viện này rồi tải các mẫu tài liệu này về máy vi tính của mình.
Tiếp đó, Thắng lên mạng Facebook tìm thấy trang Facebook của Chiện và đặt làm giả 16 con dấu giả với giá 9 triệu đồng.
Quá trình điều tra vụ án ngày 28-6-2017 và ngày 25-8-2017, Viện KSND thị xã Phú Thọ ra quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn từ biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Lê Trần Tiến và bị can Nguyễn Văn Thắng.
Sau khi được tại ngoại, Thắng và Tiến lại tiếp tục thực hiện hành vi làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức (mua con dấu giả, làm và bán giấy khám sức khỏe giả) và lại bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Trì khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp tạm giam đối với Lê Trần Tiến, Nguyễn Văn Thắng về tội “ Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Trong vụ án này, nhiều đối tượng đã sử dụng giấy tờ giả để tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp của Lê Quang Cảnh là một ví dụ. Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 2-2017 đến cuối tháng 2-2017, Lê Quang Cảnh đã hai lần mua tài liệu giả của Lương Văn Chiện.
Lần thứ nhất, khoảng tháng 1-2017, Cảnh đến nhà ông Vũ Đình Giới (tại thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) đặt chứng minh nhân và sổ hộ khẩu của mình để thuê của ông Giới xe ôtô với giá 800.000 đồng/ngày.
Khi giao xe, ông Giới giữ bản gốc giấy đăng ký xe ôtô, giấy chứng nhận đăng kiểm xe ôtô trên, đưa bản sao công chứng các loại giấy tờ xe cho Cảnh. Với ý định chiếm đoạt tài sản, Cảnh đã đặt Chiện làm giả giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký xe ôtô và giấy chứng nhận kiểm định mang tên Lê Quang Cảnh với giá 8 triệu đồng.
Chiện đặt hàng Ba làm giả bộ tài liệu trên với giá 6 triệu đồng để hưởng chênh lệch 2 triệu đồng. Sau khi có bộ giấy tờ trên, Cảnh đem xe kèm theo bộ giấy tờ giả đến nhà anh Nguyễn Văn Luận huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh để bán với giá 220 triệu đồng. Do kỹ thuật làm giả tinh vi, anh Luận không phát hiện được đã đồng ý mua chiếc xe trên.
Hay trường hợp của chị Phạm Thị Thanh Tuyền (trú tại đường Trung Yên 11, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội là Giám đốc Công ty cổ phần MAIKA có trụ sở tại ngõ 30, đường Nguyễn Thị Định, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy).
Trước khi thành lập công ty cổ phần Truyền thông Maika, Tuyền là nhân viên của Công ty TNHH một thành viên Hiền Mạnh có trụ sở tại phường Trưng Trắc, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc do chị Nguyễn Thị Hiền (ở đường Hoàng Quốc Việt, phường Trưng Trắc, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) là Giám đốc.
Tháng 2-2017, do làm ăn khó khăn, Tuyền nảy ý định lừa vay tiền của chị Hiền. Biết công ty chị Hiền kinh doanh lĩnh vực tổ chức hội chợ thương mại nên Tuyền gọi điện nói dối chị Hiền về việc chị ta có khả năng lo được cho công ty của chị Hiền tổ chức hội chợ thương mại quốc tế Việt - Trung tại tỉnh Lạng Sơn.
Tuyền đề nghị chị Hiền chuyển số tiền 100 triệu đồng để chạy lo thủ tục cấp phép. Khi chị Tuyền yêu cầu gửi thủ tục cấp phép của UBND tỉnh Lạng Sơn, Tuyền tìm cách đặt mua con dấu giả của UBND tỉnh Lạng Sơn để làm văn bản cấp phép giả.
Khoảng tháng 3-2017, Tuyền đặt Chiện làm giả con dấu tròn mang tên “Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn” với giá 4 triệu đồng.
Sau khi mua được con dấu giả, Tuyền tự đánh máy làm giả một quyết định mang số 1151/2017/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn “v/v Chỉ đạo đơn vị tổ chức Hội chợ giao thương quốc tế Việt Trung” với nội dung “UBND tỉnh Lạng Sơn đồng ý chủ trương xác nhận cho công ty TNHH một thành viên Hiền Mạnh đăng ký tổ chức Hội chợ thương mại Quốc Tế Việt Trung tại tỉnh Lạng Sơn quý IV năm 2017”.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Phú Thọ cũng đã làm rõ hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Ba.
Trong khoảng thời gian từ giữa năm 2015 đến tháng 4-2017, Ba đã làm và bán tổng cộng khoảng 55 tài liệu giả ( chủ yếu là các loại giấy chứng nhận, chứng minh thư, sổ hộ khẩu, bằng cấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …) cho khoảng 33 người với giá từ 800 đến 6 triệu đồng, thu lợi bất chính được tổng số tiền là 77 triệu đồng.
Ngoài ra, đối tượng đã 7 lần làm giả và bán 7 bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông giả cho Lê Thị Hồng, là nhân viên Công ty cổ phần xuất khẩu lao động Batimex với giá 800 nghìn đồng/ bằng tốt nghiệp giả.
Trích nguồn: Báo CAND Biên tập: Hoàng Linh