THỦ TỤC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG TRUNG QUỐC

Kiểm tra nông sản xuất khẩu có phù hợp với yêu cầu của Trung Quốc

Quý doanh nghiệp có thể kiểm tra bằng cách trao đổi với bên đơn vị mua. Họ là người rõ nhất các thủ tục nhập khẩu nông sản tại đất nước họ. Hoặc quý doanh nghiệp có thể liên hệ với Cục bảo vệ thực vật để kiểm tra nông sản đã được phép xuất khẩu vào nước của đơn vị mua chưa, các tiêu chí chất lượng nước nhập khẩu yêu cầu.

Quý khách hàng có thể tra cứu trên website của Cục bảo vệ thực vật: https://www.ppd.gov.vn/

Tiến hành kí kết hợp đồng mua bán và chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu

Đối với nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, quý doanh nghiệp cần kiểm tra kĩ hàng hóa xem đã đạt các tiêu chuẩn nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc hay chưa, mẫu mã, hình thức đã đạt mức yêu cầu. Ngoài ra nông sản trước khi xuất khẩu cần được :

– Đảm bảo sản phẩm phải được chiếu xạ;

– Sản phẩm nông sản được trồng và thu hoạch từ vùng trồng đạt chuẩn;

– Kiểm tra chất lượng nông sản xem có đạt tiêu chuẩn không, hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thực vật;

– Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng hàng vào thùng, bao bì để tránh bị hư hàng hóa;

Ngoài ra, nếu là hàng nông sản cần bảo quản lạnh thì cần phải chú ý thêm những điều dưới đây:

– Thời gian thu hoạch nông sản đủ;

– Thời gian làm kiểm dịch thực vật;

– Thời gian làm thủ tục hải quan, kiểm tra chiếu xạ, làm c/o, hun trùng,..

Đây là bước rất quan trọng trong thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Bước này không nặng về thủ tục nhưng phải rất cẩn thận để đảm bảo chất lượng sản phẩm nông sản, không bị trả về.

Lưu ý: Hàng nông sản nên mua bảo hiểm và bán theo incoterm: FOB và xa nhất là term CIF, CIP. Không nên bán hàng theo incoterm nhóm D sẽ có nhiều rủi ro.

Kiểm dịch thực vật là bước quan trọng để xác định hàng xuất khẩu nông sản có đạt chất lượng hay không và là giấy tờ cần thiết giúp nhà nhập khẩu bên Trung Quốc làm thủ tục nhập khẩu nông sản bên nước họ được thuận lợi. Hiện nay khi kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch không chỉ kiểm tra hồ sơ mà còn đưa sản phẩm nông sản về cơ quan để làm kiểm nghiệm chuyên môn. Vì thế, Quý doanh nghiệp cần chuẩn bị sản phẩm đúng chất lượng. Để cơ quan cấp chứng thư kiểm dịch thực vật nhanh nhất.

Nông sản sẽ được vận chuyển bằng container lạnh hoặc xe tải lạnh đến sân bay nếu vận chuyển đường hàng không

Lưu ý: Bạn cần sắp xếp thời gian hợp lí để hạn chế tiền điện container lạnh cũng như hoàn thành các thủ tục xuất khẩu

Trung Quốc có đường biên giới tiếp giáp với Việt Nam nên Vận chuyển bằng đường bộ rất thuận lợi và nhanh chóng. Đối với mặt hàng xuất khẩu nông sản, trái cây xuất khẩu, Quý doanh nghiệp nên mua bảo hiểm sẽ giúp giảm rủi ro hư hỏng, giữ được tỉ suất lợi nhuận.

Trong thời gian đóng hàng, Logistics Solution sẽ sắp xếp làm tờ khai và làm thủ tục hải quan. Đồng thời làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Kiểm dịch thực vật sẽ được thực hiện trước ngày hàng hóa được vận chuyển quốc tế. Thường thì nông sản sẽ được lấy mẫu kiểm dịch tại cảng. Tuy nhiên nếu việc kiểm dịch thực vật được chỉ định kiểm tại kho, Quý doanh nghiệp sẽ trả thêm phí đi lại cho cán bộ kiểm dịch.

Trước khi vận chuyển hàng hóa tối thiểu 01 ngày Quý doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ chứng từ xuất khẩu cho lô hàng. Hồ sơ hải quan xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bao gồm:

Nông sản xuất khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không, có quy định rõ ràng về trọng lượng hàng và trọng lượng được phép vận chuyển. Do vậy máy bay chỉ cho phép các món hàng, với trọng lượng ở mức độ vừa và nhỏ. Đóng gói đầy đủ theo quy định.

Vận chuyển phải ghi rõ ràng thông tin địa chỉ người nhận. Hoàn thiện xong các chứng từ có liên quan, nông sản sẽ được cân và vận chuyển lên máy bay để xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo dõi lịch trình vận chuyển của lô hàng nông sản qua trang website của hãng hàng không để nắm được sớm nhất các thông tin thay đổi.

Logistics Solution đã làm thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc khá nhiều lần. Nên Logistics Solution tự tin phục vụ Quý Doanh nghiệp. Ngoài thị trường Trung Quốc, Quý doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu thực phẩm sang các thị trường khác như : Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ… thì đừng ngại ngần liên hệ với Logistics Solution

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & Hồng Kông (Trung Quốc) tiếp tục xu hướng phục hồi trong tháng 8 với mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 8 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu 610.249 tấn tôm nước ấm đông lạnh, trị giá 2,95 tỷ USD. Con số này giảm 10% về khối lượng và 21% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, Ecuador là nhà cung cấp tôm lớn nhất của Trung Quốc ghi nhận giảm 20% về giá trị xuất khẩu, xuống còn hơn 2 tỷ USD. Tuy nhiên, Ecuador vẫn chiếm 70% tổng lượng tôm nhập khẩu của Trung Quốc, đạt 451.366 tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2024, giá tôm nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh đã gây ra khó khăn cho các nhà cung cấp tôm giá rẻ từ Ecuador. Các doanh nghiệp nhập khẩu tôm của Trung Quốc cũng gặp khó khăn khi phải chịu thua lỗ do phải bán tôm với giá thấp hơn giá mua vào.

Tình trạng biến động giá tôm và thay đổi tỷ giá hối đoái nhân dân tệ - USD đã làm phức tạp thêm tình hình, ngăn cản các nhà cung cấp Ecuador phát triển các thương hiệu mạnh để gia tăng sức hấp dẫn.

Sau Ecuador, Ấn Độ duy trì vị thế là nhà cung cấp tôm lớn thứ hai cho Trung Quốc với 94.781 tấn tôm, trị giá 485 triệu USD, tăng 9% về khối lượng dù giá trung bình giảm 9%, xuống còn 5,12 USD/kg.

Trong khi đó, Thái Lan nhà cung cấp lớn thứ ba gặp khó khăn trong việc duy trì doanh số, với lượng nhập khẩu giảm 18% về khối lượng và 22% về giá trị. Trung Quốc chỉ nhập khẩu 14.331 tấn tôm từ Thái Lan, trị giá 140 triệu USD.

Các quốc gia khác như Arab Saudi và Argentina cũng chứng kiến mức giảm mạnh, với giá trị nhập khẩu tôm lần lượt giảm 21% và 50%. Lượng nhập khẩu từ Indonesia cũng giảm đáng kể do nhu cầu của Trung Quốc suy yếu.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) cho biết, dự báo cho cả năm 2024, lượng tôm nhập khẩu của Trung Quốc có thể giảm 11%, chỉ còn 933.083 tấn, thấp hơn mức hơn 1 triệu tấn của năm 2023. Nguyên nhân chính đến từ tình hình kinh tế Trung Quốc vẫn gặp khó khăn và giá tôm trong nước ở mức thấp, khiến các nhà nhập khẩu thận trọng hơn.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) tiếp tục xu hướng phục hồi trong tháng 8 với mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 8 tháng, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 477 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong 8 tháng năm nay chỉ ghi nhận giảm trong tháng 5, phục hồi tăng trở lại từ tháng 6, với tốc độ tăng trưởng tốt trong tháng 7 và 8.

Dẫn số liệu của Hải quan Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tôm vào Trung Quốc từ Việt Nam trong tháng 8 năm nay cũng ghi nhận tích cực hơn nhập khẩu tôm từ Ecuador.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc những tháng cuối năm nay kỳ vọng vào sự phục hồi nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường này để phục vụ kỳ nghỉ lễ Quốc khánh (1 - 7/10) ở nước này. Bên cạnh đó, sản lượng tôm nội địa trong những tháng tới có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng của dịch bệnh sau các cơn bão gần đây.