Berlin cảnh cáo Hà Nội về ý định bắt cóc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trên đất Đức

Nguồn : "Die Verfolgte", Taz, 06/08/2023

https://taz.de/Drohende-Entfuehrung-vietnamesischer-Frau/ !5952435/

Ngày 4/10, Bộ Công an tiếp tục phát thông tin truy nã bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Việc này nằm trong diễn biến điều tra vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (VNCERT), Công ty AIC và các đơn vị liên quan.

Bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn trước khi bị khởi tố, phát lệnh truy nã.

Để phục vụ điều tra, nhà chức trách tiếp tục kêu gọi bị can Nhàn đến trụ sở Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoặc cơ quan công an nơi gần nhất đầu thú để được hưởng chính khoan hồng. "Nếu bị can tiếp tục bỏ trốn, cơ quan điều tra coi đó là từ bỏ quyền tự bào chữa".

Trong vụ án này, ngoài bà Nhàn, cơ quan điều tra đã khởi tố ông Nguyễn Trọng Đường (nguyên giám đốc VNCERT, Vụ phó kế hoạch Tài chính Bộ Thông tin và Truyền thông), ông Ngô Quang Huy (nguyên Phó giám đốc VNCERT, Phó Chánh văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông) và một số người.

Cảnh sát bước đầu xác định quá trình lập, phê duyệt, tổ chức đấu thầu dự án "đầu tư mua sắm trang thiết bị và dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối internet quốc tế" do VNCERT thực hiện trong năm 2017 đã có sai phạm. Ông Đường khi đó đã chỉ đạo một số cấp dưới thông đồng với Công ty Khang Phát, Thẩm định giá BTC Value và AIC, gây thiệt hại cho Nhà nước.

Trước đó, trong các vụ án khác, bà Nhàn bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, hai lần thông báo truy nã toàn quốc vào ngày 10/5/2022 và 29/9/2023; truy nã quốc tế vào ngày 30/5/2022.

Bà Nhàn, 55 tuổi, quê quán ở Bắc Ninh, là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC. Nơi ở và thường trú của bà trước khi bỏ trốn là tòa nhà Pacific Place, số 83B Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hiện, bà Nhàn bị xử lý hình sự ở 5 vụ án. Cuối năm 2022, với vai trò là chủ mưu vụ án xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bà bị TAND Hà Nội phạt 30 năm tù về hai tội là Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ. Tháng 10/2023, bà bị TAND Quảng Ninh tuyên phạm tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, án 10 năm tù, trong sai phạm cung cấp thiết bị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh.

Giữa tháng 7, bà Nhàn bị phạt thêm 24 năm tù về các tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh. Tổng hợp ba bản án, bà Nhàn phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù (mức án cao nhất của hình phạt tù có thời hạn).

Trong sai phạm về mua sắm thiết bị y tế ở tỉnh Bắc Ninh, giữa tháng 9, bà Nhàn bị Viện KSND Tối cao truy tố về tội Đưa hối lộ. Vụ án thứ 5 của nữ Chủ tịch AIC là liên quan Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam.

Xét xử vắng mặt cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC (Công ty AIC) bị xét xử vắng mặt tại phiên sơ thẩm vụ án vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 23/10, tại TP.Hạ Long (Quảng Ninh) TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC, cùng 15 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh và Công ty AIC.

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng được dư luận quan tâm, dự kiến diễn ra từ ngày 23 – 25/10. Thẩm phán Đặng Phúc Lâm là chủ tọa phiên tòa, các kiểm soát viên Viện KSND tối cao giữ quyền công tố và kiểm soát hoạt động xét xử tại phiên sơ thẩm.

Liên quan đến vụ án này, 4 bị cáo: Nguyễn Thị Thanh Nhàn; Nguyễn Hồng Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty AIC; Trương Thị Xuân Loan, Trưởng ban Quản lý dự án 3 (Công ty AIC); Nguyễn Thị Tích, Tổng giám đốc Công ty Mopha bị truy tố về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại khoản 3 điều 222 Bộ luật Hình sự. Cả 4 bị cáo đã bỏ trốn, hiện bị Bộ Công an truy nã.

Theo đại diện Viện KSND, mặc dù 4 bị cáo đều là các mắt xích quan trọng của vụ án đang bỏ trốn nhưng có đủ cơ sở để xét xử vắng mặt.

Trong ngày đầu tiên của phiên xét xử sơ thẩm, sau phần thẩm tra lý lịch, đại diện Viện KSND tối cao đã đọc cáo trạng của 17 bị cáo.

Để xác định hành vi của cựu Chủ tịch AIC và 3 bị cáo này, Viện KSND căn cứ vào lời khai của các bị cáo khác và nhóm nhân viên Công ty AIC, cùng kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) về chữ ký đứng tên Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các tài liệu, chứng cứ khác trong hồ sơ vụ án.

Qua đó, Viện KSND có đủ cơ sở xác định bà Nhàn và đồng phạm có các hành vi gian lận, thông thầu, hạn chế hoặc loại trừ cạnh tranh trong đấu thầu để Công ty AIC trúng thầu trái quy định, gây thiệt hại tài sản nhà nước.

Đây là vụ án thứ 3 bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trước đó, bà Nhàn bị TAND TP.Hà Nội tuyên phạt 30 năm tù về 2 tội đưa hối lộ và vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai; mới đây bà Nhàn bị khởi tố trong vụ án cũng về vi phạm đấu thầu, xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh

Xử lý 232 cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Tổ công tác của Bộ Công an đã thực hiện đôn đốc, trực tiếp kiểm tra tại 58 tỉnh, thành phố trên cả nước và đã xử lý 232 cán bộ, công chức... vi phạm nồng độ cồn.

Ngày 23/10, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, từ ngày 30/8-15/10, 6 Tổ công tác của Bộ Công an thực hiện đôn đốc, trực tiếp kiểm tra vi phạm trật tự an toàn giao thông tại 58 địa phương.

6 Tổ công tác đã phối hợp với Phòng CSGT, Công an cấp huyện các địa phương tập trung kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề: "Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường mà trong hơi thở có nồng độ cồn, ma túy".

6 Tổ công tác đã bàn giao cho Công an địa phương xử lý 6.391 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có 6.119 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn; 46 trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra.

Đặc biệt, 6 Tổ công tác đã ghi nhận 232 trường hợp người vi phạm là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang...

Điển hình tại tỉnh Bắc Giang, Tổ công tác phát hiện và bàn giao cho địa phương lập biên bản xử lý 436 trường hợp. Trong đó, 399 trường hợp (59 ô tô, 338 xe mô tô, 2 xe máy điện) vi phạm về nồng độ cồn, 4 trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra, 1 trường hợp vi phạm về ma túy và 32 trường hợp vi phạm khác. Qua xác minh nhanh, có 19 trường hợp là cán bộ, công chức.

Đại diện Cục CSGT cho biết, các trường hợp cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang... vi phạm thì ngoài việc phải nộp phạt còn bị gửi thông báo về cơ quan, đơn vị để xử lý kỷ luật.

Việc gửi thông báo vi phạm về cơ quan, đơn vị đối với các cá nhân vi phạm đã tạo sự chuyển biến về nhận thức trong sâu rộng quần chúng nhân dân và các cơ quan tổ chức. Từ người đứng đầu đơn vị đến công nhân viên chức, hình thành ý thức chấp hành pháp luật về giao thông. Mọi người khi tham gia giao thông đều bình đẳng, mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý không có vùng cấm.

Quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, 6 Tổ công tác đã bàn giao cho Công an địa phương khởi tố 8 vụ, 9 đối tượng (3 vụ, 4 đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng chất ma túy trái phép; 2 vụ, 2 đối tượng về hành vi làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức).

Chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra để xác minh, xử lý 37 vụ, trong đó 24 vụ liên quan đến ma túy, 10 vụ liên quan đến giấy phép lái xe không do cơ quan thẩm quyền cấp, 2 vụ không chấp hành, có dấu hiệu chống người thi hành công vụ và 1 vụ có dấu hiệu đục số khung, số máy, gắn biển số không đúng với xe đang điều khiển.

Phát hiện 25 người sử dụng ma túy

Trong số khoảng 70 người có mặt tại quán bar JP Club ở TP.Thanh Hóa (Thanh Hóa) thì có 25 người sử dụng trái phép chất ma túy.

Ngày 23/10, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP. Thanh Hóa vừa tiến hành kiểm tra quán bar JP Club (ở tầng 3, tòa nhà số 19, đường Lê Hữu Lập, P.Lam Sơn), phát hiện 25 người đang sử dụng chất ma túy.

Theo thông tin từ cơ quan công an, thời gian gần đây phát hiện tại quán JP Club có nhiều hoạt động phức tạp liên quan đến việc sử dụng và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…, nên Công an TP. Thanh Hóa đã xác lập chuyên án để tập trung lực lượng điều tra, xác minh làm rõ.

Vào khoảng 0 giờ ngày 21.10, Công an TP.Thanh Hóa đã huy động hơn 50 cán bộ, chiến sĩ bất ngờ kiểm tra quán JP Club. Tại thời điểm kiểm tra, trong quán có khoảng 70 người, có 4 bàn sử dụng trái phép chất ma túy.

Tiến hành test nhanh trong khoảng 70 người thì có tới 25 người dương tính với chất ma túy. Cơ quan công an cũng đã thu giữ được các chất ma túy và các đồ vật liên quan đến việc sử dụng ma túy.

Cũng theo Công an tỉnh Thanh Hóa, quán bar JP Club mới hoạt động trở lại sau thời gian bị tạm đình chỉ để hoàn thiện hệ thống phòng cháy, chữa cháy, tuy nhiên, khi hoạt động lại đã tổ chức việc sử dụng trái phép chất ma túy.

Hiện Công an TP. Thanh Hóa đang tiến hành sàng lọc, làm rõ người tổ chức sử dụng và người sử dụng chất ma túy để điều tra, xử lý theo quy định.

Đức: Đài truyền hình ZDF bị đe dọa đánh bom, một số tòa nhà phải sơ tán

Ngày 23/10, một số tòa nhà ở thành phố Mainz của Đức đã phải sơ tán sau khi cảnh sát nhận được tin báo đe dọa đánh bom trụ sở đài truyền hình ZDF đặt tại thành phố này.

Trong thông báo, cảnh sát cho biết lực lượng chức năng và đội chó nghiệp vụ đã có mặt tại hiện trường để làm nhiệm vụ. Giao thông ở khu vực xung quanh trụ sở đài ZDF có thể bị gián đoạn.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh một số nước châu Âu đang đặt cảnh báo an ninh ở mức cao sau khi xuất hiện nhiều thư đe dọa đánh bom nhằm vào các hạ tầng công cộng. Tuần trước, cảnh sát Đức cho biết 2 đối tượng chưa xác định danh tính đã ném 2 quả bom xăng vào một giáo đường Do Thái tại thủ đô Berlin. Rất may không có thương vong trong vụ việc này.

Trước đó, một trường học dành cho người Do Thái ở thủ đô Rome của Italy cũng đã phải sơ tán do bị đe dọa đánh bom. Pháp trong tuần qua cũng chứng kiến làn sóng báo động bom giả nhằm vào mạng lưới giao thông, trường học và trung tâm văn hóa. Kể từ ngày 18/10, các sân bay ở Pháp đã nhận được 70 cảnh báo bom giả, hầu hết được gửi từ cùng một địa chỉ thư điện tử (e-mail) đăng ký tại Thụy Sĩ. Ngày 20/10, Cung điện Versailles, một trong những địa điểm du lịch chính của Pháp, đã phải sơ tán lần thứ 7 trong vòng 8 ngày do cảnh báo có bom. Bảo tàng Louvre ở thủ đô Paris cũng phải sơ tán ngày 14/10 do bị đe dọa đánh bom./.

Chiều 19/4, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã trả lời thắc mắc của báo chí liên quan đến vấn đề quốc tịch của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty AIC.

Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực cho biết, đến nay chưa nhận được bất kỳ một thông tin nào do địa phương chuyển lên có liên quan đến vấn đề quốc tịch của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

"Đến thời điểm này chúng tôi chưa có thông tin nào chi tiết hơn", ông Hải nói.

Tháng 5/2022, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định truy nã đối với bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC).

Để phục vụ công tác điều tra vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ" xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty AIC, cơ quan điều tra đã yêu cầu bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đến Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an hoặc cơ quan công an nơi gần nhất đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng.

Theo quyết định truy nã, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn thường trú tại căn hộ 1102, chung cư Pacific Place, số 83B phố Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cuối tháng 12/2022, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC) và 35 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đưa ra xét xử tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Đưa hối lộ".

Thời điểm đó, tám bị cáo bỏ trốn, bị truy nã, trong đó có bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đều được Tòa án chỉ định luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên tòa.

Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn có vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo vụ gian lận đấu thầu tại dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị tuyên 14 năm về tội đưa hối lộ và 16 năm về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; tổng hình phạt là 30 năm tù cho 2 tội danh.

Sáng nay (4/1), TAND TP Hà Nội tuyên án cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các đồng phạm.

Tại phiên toà xét xử vụ AIC, ngoài đề nghị xử phạt cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn mức án 30 năm tù, đại diện VKS còn đề nghị xử lý khối tài sản lớn của bà.

Luật sư của cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cho rằng, không có chứng cứ chứng minh bà Nhàn vô tội. Tuy nhiên, cáo buộc về vai trò của bị cáo Nhàn chưa thể hiện rõ.