Năm Phật Đản 2022
Đại lễ Phật đản hay là ngày kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào năm 623 trước Công nguyên. Đây là lễ hội lớn của những người theo đạo Phật và những người mến mộ đạo Phật cũng như cộng đồng.
Đi chùa tụng kinh, giảng đạo
Ngoài ra, phật tử nên đi chùa nghe giảng đạo, tụng kinh niệm Phật để giúp cho tâm hồn thanh thản, an nhiên hơn. Việc làm này đồng thời sẽ giúp cho phật tử suy ngẫm về những việc mình đã làm chưa tốt để sửa chữa, làm nhiều việc thiện hơn.
Phóng sinh (cá, chim) là một việc để giải thoát cho những con vật bị bắt giữ, giam cầm. Đây cũng là việc làm lòng từ bi đối với mọi chúng sinh, góp thêm tích đức cho con cháu đời sau. Phóng sinh cũng sẽ diễn ra vào những ngày khác như rằm tháng Tư, rằm tháng Bảy,.. thậm chí có thể làm ngày thường.
Không chỉ trong ngày Lễ Phật Đản, mà ngày bình thường Phật tử cũng nên làm nhiều việc thiện, giúp những mảnh đời khó khăn khác. Không chỉ chúng ta giúp đỡ cho người khác, mà còn giúp đỡ cho bản thân cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản.
Đi chùa tụng kinh, giảng đạo
Ngoài ra, phật tử nên đi chùa nghe giảng đạo, tụng kinh niệm Phật để giúp cho tâm hồn thanh thản, an nhiên hơn. Việc làm này đồng thời sẽ giúp cho phật tử suy ngẫm về những việc mình đã làm chưa tốt để sửa chữa, làm nhiều việc thiện hơn.
Lễ Phật Đản có ý nghĩa như thế nào trong Hội Phật Giáo
Lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong Hội Phật giáo (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Và đây cũng là dịp để mọi người cùng nhau tôn vinh và ghi nhớ những giá trị đạo đức mà Đức Phật đã dạy.
Theo truyền thuyết, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chọn ngày 8 tháng 4 m lịch để sinh ra trên mảnh đất Lumbini, một vùng đất nằm ở phía Nam Nepal ngày nay. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người đã khám phá ra con đường giác ngộ và giảng dạy về tình thương, lòng biết ơn, tình cảm và lòng nhân ái. Ông đã thực hiện nhiều kỳ tích và để lại cho chúng ta những bài giảng vô giá về tâm linh và đạo đức.
Sự ra đời của Đức Phật đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử của Phật giáo và đã lan rộng khắp các nước trong khu vực Á Đông và trên toàn thế giới. Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm để tôn vinh sự thành đạt và đức tính của Đức Phật và để cầu nguyện cho bình an và hạnh phúc cho bản thân, gia đình và nhân loại.
Nếu bạn đang tìm tranh để trang trí bàn thờ Phật, gia tiên thì DecorNow sẽ là nơi phù hợp dành cho bạn. Vui lòng liên hệ DecorNow qua:
Tháng 6 năm 2010, sau khi đọc loạt bài về báo chí Phật giáo Việt Nam từ 1929-2008, cụ Nguyễn Minh Hạnh, 83 tuổi, ở 98 đường Đống Đa, phường 4, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã gửi cho tôi bản photocopy tờ Tinh Tấn - cơ quan ngôn luận của Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ. Trong đó có số đặc biệt ra ngày 25-7-1949, tường thuật về lễ kỷ niệm ngày Đản sinh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni do Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ tổ chức cách nay 62 năm.
Ngày mùng 8-4-Kỷ Sửu, tức ngày 5-5-1949, Ban Chấp hành Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ hợp cùng Phật giáo Cứu quốc liên tỉnh Mỹ Tho - Sa Đéc tổ chức rất long trọng ngày lễ sinh nhật Đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni tại một địa điểm ở Nam Bộ (báo không nói địa điểm cụ thể vì lý do bảo mật và bảo đảm an toàn cho địa phương này). Các cấp Dân - Quân - Chính, đồng bào, Phật tử đến tham dự trên 6.000 người.
Từ 12 giờ đến 17 giờ, đồng bào địa phương, Phật tử các xã, các huyện lân cận tấp nập kéo đến dự lễ. Sư ni, huynh đệ, từng đoàn 15, 20 người, đoàn này tiếp nối đoàn kia vào tinh xá kính cẩn lễ Phật và cầu siêu cho chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn. Tại phòng triển lãm, số người ra vào mỗi phút một tăng đông; họ lặng ngắm bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, bức tranh "Tăng già xả thân vì Tổ quốc, vì Phật pháp"; họ trầm trồ bức tranh "Chuông chùa hóa thân lựu đạn" và những tấm ảnh Vệ quốc quân. Gần 17 giờ, tất cả kéo vào sân vận động, cờ đỏ sao vàng phấp phới từ Khải hoàn môn đến khán đài.
Tấm màn xanh trên khán đài kéo vẹt ra hai bên. Dưới khán đài dàn nhạc đã chuẩn bị, quan khách Quân - Dân - Chính đã an tọa trước khán đài; các cha mẹ, chị đỡ đầu chiến sĩ nối theo sau; một đơn vị Vệ quốc quân sắp hàng, đứng sau cùng, đối diện lá quốc kỳ to lớn và khán đài; chung quanh toàn đồng bào địa phương và Phật tử đến dự lễ.
Trên khán đài, một chỉ huy Vệ quốc quân oai nghiêm ra lệnh: "Nghiê..ê…êm!..." tất cả đứng dậy, kẻ yếu vía, giật mình trước tiếng hô vang như sấm của người chiến sĩ chỉ huy và tiếng "rắp" nghiêm khắc, cứng rắn của mấy chục tay súng, bồng lên chào cờ. Bản Quốc thiều trổi lên, lòng người rạo rực, mắt dõi theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió.
Trong phút mặc niệm chiến sĩ tử trận, các mẹ, các chị đỡ đầu cảm xúc lại càng cảm xúc thêm vì bản đàn nhạc Chiêu hồn tử sĩ bi thiết; nhiều bà không thể cầm được nước mắt.
Tràng hoa đặt xong trên đài chiến sĩ trận vong, ông Ủy viên phụ trách Nội vụ được bầu làm chủ toạ khai mạc cuộc lễ.
Đứng trước máy phóng thanh, ông Tam Không, Hội trưởng, đại diện PGCQ Nam Bộ và Liên tỉnh Mỹ Tho - Sa Đéc đọc diễn văn khai mạc1. Với giọng đều đều, rảnh rang, ông nhắc lại lòng yêu nước của các bậc Tăng già tiền bối trải qua các thời đại; ông giải thích ý nghĩa, thành tích tham gia kháng chiến của Phật tử Nam Bộ: "Phật giáo đồ Nam Bộ đã khai sát giới, gia nhập Vệ quốc quân và dân quân, cầm súng mang dao, giết giặc trừ gian. Đặc biệt tỉnh Bạc Liêu, số hội viên PGCQ chỉ hơn 5.000 mà đã sung vào dân quân đến 1.500 người. Ngoài ra còn có nhiều nhà sư cùng với Vệ quốc quân ba khu Nam Bộ đền nợ nước tại chiến trường.
Việc cứu giúp đồng bào, đỡ đầu bộ đội, ủng hộ quân nhu, Phật giáo đồ đã thực hành đúng lý tưởng lợi tha, bác ái của Đức Phật. Chuông, khánh là của quý nhà chùa mà tỉnh Mỹ Tho đã hiến cho Binh công xưởng 50 đại hồng chung, 14 tiểu hồng chung và tỉnh Sa Đéc trên 2 tấn đồ đồng.
Toàn Nam Bộ số hội viên PGCQ có chừng 30.000 mà đã ngót 1.000 cha, mẹ, chị tham gia Hội mẹ chiến sĩ đỡ đầu chiến sĩ…".
Để kết thúc, ông nhấn mạnh lòng kính mến của Phật giáo đồ Nam Bộ đối với Cụ Hồ - vị Bồ tát noi gương Đức Phật Thích Ca hoàn toàn hy sinh cho dân tộc. Ông hô to khẩu hiệu: "Thích từ phụ bất tử" tất cả Phật giáo đồ cúi đầu quán tưởng Đức Từ Phụ. Tiếp theo khẩu hiệu "Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm" và "Hồ Chí Minh muôn năm", muôn năm vang một góc trời từ tận đáy lòng, trái tim tất cả già trẻ, gái trai tung ra.
Tiếp sau, đến mục chiêm ngưỡng Phật. Quan khách, toàn thể đồng bào, Phật tử đứng dậy nghiêm trang trông lên khán đài. Một luồng hào quang phóng ra xung quanh tượng Phật, tất cả cúi đầu, bái vọng.
Cư sĩ Bạch Liên, Phó Hội trưởng PGCQ Nam Bộ đọc diễn văn giáo lý. Ông nhắc lại tiểu sử Đức Phật Thích Ca và giải thích giáo pháp Ngài; Ông nêu cao lý tưởng và kết quả các cuộc cách mạng do Ngài khởi xướng và tự chủ trương. Ông giải thích rõ tôn chỉ đạo Phật. Ông nhấn mạnh: Phật Tổ cho cái khổ là gốc nhưng KHÔNG CÓ QUAN NIỆM YẾM THẾ. Ông cho rằng buổi Lễ Phật đản hôm nay, chính ý là tỏ lòng tôn kính và nhớ ơn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngoài ra còn nêu cao giáo lý chân truyền và nhất là ĐỨC HẠNH của đấng Đại từ, Đại bi, làm cho tâm hồn mỗi Phật giáo đồ sáng thêm lên để hăng hái phụng sự dân tộc và nhân loại.
Ông Ủy viên phụ trách Nội vụ tán dương Đức Phật, vì "Ngài hoàn toàn hy sinh để cách mạng xã hội giai cấp bóc lột; Ông dẫn câu kinh "Dục tri tiền thế nhân, kim sinh thọ giả thị…" để giải rõ Cách mạng Tháng 8 thành công là do sự hy sinh bao nhiêu xương máu của các nhà ái quốc chân chính". Ông kêu gọi Phật giáo đồ hãy noi gương Đức Phật, tích cực hy sinh, tận trừ bọn tham tàn đế quốc, thực dân.
Ông Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Sa Đéc, nguyện làm một đệ tử chân thành của Đức Thích Ca, mặc dầu ông không ăn chay và tụng kinh. Ông quyết thực hành đúng ý niệm Phật, vì dân tộc đau khổ, hy sinh tất cả để tiêu diệt bọn thực dân phản động và bè lũ.
Ông đại diện Đảng Dân chủ giải thích thấu đáo ý nghĩa những chữ Từ bi, Bác ái.
Ông đại diện đạo Cao Đài phát biểu cuối cùng: "Tôi rất hân hạnh được dự cuộc lễ và rất hài lòng vì tinh thần đại đoàn kết Quân - Dân - Chính và tôn giáo với dân tộc".
Ông Lô Hoàng Minh thay mặt Ban Huấn luyện khóa Sư Trí Quang giới thiệu các Thụ huấn viên với đồng bào.
Trước tượng ảnh Đức Thích Ca Mâu Ni, trước quốc kỳ và đồng bào, tất cả Thụ huấn viên nguyện đem hết tâm lực phụng sự dân tộc trong giai đoạn tích cực cầm cự chuẩn bị tổng phản công. Một tràng pháo tay hoan nghênh các cán bộ thanh niên Phật tử, nhiệt thành với nhiệm vụ.
Cuộc lễ rất long trọng, thân ái, để thêm phần vui tươi và dồi dào ý nghĩa Phật giáo kháng chiến, Ban Ca kịch hiến khán giả một vở kịch đặc sắc nhan đề "Cởi áo cà sa, xông ra chiến trường".
Dàn nhạc trổi lên những bản vui tai cho khán giả xả hơi, chờ đợi. Khán đài đổi thành sân khấu. Tất cả hành vi, ngôn ngữ của giặc Pháp và tay sai, sỉ nhục Tăng già, đệ tử ở một ngôi chùa vùng tạm chiếm, được diễn lại đúng trăm phần trăm. Cử chỉ của vị Tăng già và các đệ tử giật súng giặc giết giặc trong lúc chúng say sưa, lên đường gia nhập Vệ quốc quân, đồng bào khán giả rất thống khoái cử chỉ cương quyết, dũng cảm ấy.
Giải tán vào 12 giờ khuya, ai nấy ra về, hiểu rõ đạo Phật và cảm khích lòng yêu nước của Tăng Ni, Phật tử.
Tam Không tức Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, thế danh Lý Duy Kim, sinh năm 1907 trong một gia đình trung nông tại xã Tân An, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương). Xuất gia năm 1919, tham gia cách mạng năm 1940. Trong kháng chiến chống Pháp (1946-1954, Hòa thượng hoạt động khi chìm khi nổi, ẩn hiện khắp mọi nơi với bí danh Tam Không. Liên tục sau đó Ngài được bầu là Hội trưởng Hội PGCQ Nam Bộ, trụ sở tại chùa Ô Môi (Đồng Tháp Mười) v.v…Trong kháng chiến chống Mỹ, Hòa thượng hoạt động bí mật, bị bắt năm 1960 đày ra Côn Đảo với mức án 20 năm tù khổ sai. Năm 1974 Ngài được trả về vùng giải phóng Lộc Ninh, tiếp tục hoạt động. Sau ngày 30-4-1975, Ngài là Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Là Chủ nhiệm Báo Giác Ngộ - tiếng nói của Phật giáo yêu nước, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt là người có công trong cuộc vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1976-1981. Tháng 11 năm 1981, GHPGVN thành lập, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt được suy cử ngôi vị Phó Pháp chủ Thường trực Hội đồng Chứng minh Trung ương. Ngài mất ngày 18-1-1985.