Hà Nội Nghỉ Hè Ngày Bao Nhiêu
Tất cả các cấp học kết thúc năm học ngày 31/5
Giáo viên được nghỉ hè bao nhiêu ngày?
Nghỉ hè không chỉ học sinh háo hức mà đội ngũ giáo viên cũng quan tâm rất nhiều. Và việc nghỉ bao nhiêu ngày cũng rất quan trọng với giáo viên vì họ phải lên nhiều kế hoạch khác nhau cho những ngày sau hè. Theo Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Như vậy, giáo viên từ cấp Phổ thông trở xuống sẽ được nghỉ khoảng 8 tuần, cấp Trung cấp và Cao đẳng là khoảng 6 tuần. Tuy nhiên cần lưu ý đã bao gồm cả phép nghỉ hàng năm nên nếu so với học sinh vẫn là ít hơn.
Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh bao nhiêu ngày?
Ngoài việc còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè thì được nghỉ bao nhiêu ngày cũng là điều các bạn học sinh, phụ huynh và giáo viên quan tâm. Theo quy định hiện nay, học sinh các cấp từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đến Phổ thông đều được nghỉ tổng cộng 45 ngày. Đây có thể nói là kỳ nghỉ dài nhất trong năm với các bạn học sinh bên cạnh các dịp nghỉ Lễ, tết khác.
Giáo viên mầm non làm việc bao nhiêu giờ trong tuần?
Tại Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định về giờ dạy của giáo viên mầm non như sau:
1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.
Như vậy, trong 01 tuần, giáo viên mầm non làm việc trong thời gian sau:
- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần
- Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần
- Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập: cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
Nghỉ hè là thời điểm quan trọng trong năm khi các bạn học sinh được nghỉ ngơi, thư giãn. Bên cạnh đó giáo việc cũng sẽ giảm bớt áp lực công việc và lên các kế hoạch cho năm học mới. Ngoài ra còn có các hoạt động sôi động như trại hè, mùa hè xanh… diễn ra trong những tháng này. Vậy còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2025? Bài viết sau Seoul Academy sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè?
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tại Điều 1 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023: “Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2025 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.”
Như vậy là các trường phải kết thúc năm học trước ngày 31/5. Và tính từ ngày 29/11 thì có nghĩa là còn khoảng hơn 182 ngày nữa sẽ nghỉ hè. Nếu tính theo số ngày này hẳn mọi người cũng biết được còn bao nhiêu tuần nữa nghỉ hè. Học sinh sẽ bắt đầu nghỉ hè chậm nhất từ 1/6/2025. Tuy nhiên việc còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè sẽ chỉ là tương đối. Vì mỗi trường sẽ có kế hoạch riêng nên có trường nghỉ trước và có trường nghỉ sau.
Cụ thể lịch nghỉ hè của các địa phương năm học 2024-2025 dự kiến như sau:
Giáo viên mầm non có chế độ nghỉ hè 2024 như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên
1. Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);
b) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);
b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Như vậy, thời gian làm việc trong 01 năm của giáo viên mầm non là 42 tuần và có thời gian hưởng chế độ nghỉ hè 2024 là 08 tuần.
Trong khoảng thời gian 08 tuần nghỉ hè này giáo viên mầm non sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương và các phụ cấp trợ cấp khác.
Còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2024?
Tại Điều 1 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 có quy định về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau:
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học kỳ 2 năm học 2023-2024 sẽ kết thúc trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
Còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè 2024? (Hình từ Internet)
Những hoạt động bổ ích trong hè cho trẻ
Mùa hè không chỉ vui chơi mà còn có nhiều hoạt động lý thú, bổ ích mà phụ huynh có thể cho trẻ trải nghiệm. Trong 45 ngày nghỉ hè mọi người hãy tham khảo qua các hoạt động sau:
Hoạt động bổ ích cho trẻ trong dịp hè đó là trại hè. Bắt đầu nghỉ hè sẽ có rất nhiều trại hè được mở có ngắn ngày và dài ngày. Đây là dịp để các bé rèn luyện nhiều hơn các kỹ năng độc lập, giao tiếp, giúp trẻ nhanh nhạy hơn trong cuộc sống. Các trại hè cũng thường được chia độ tuổi với các hoạt động riêng phù hợp nên phụ huynh có thể cân nhắc lựa chọn.
Nếu có người thân, đặc biệt là ông bà ở quê các phụ huynh có thể tham khảo cho bé về quê để trải nghiệm. Điều này trước tiên sẽ giúp ông bà được gặp cháu, thỏa niềm nhớ mong. Các bé cũng gắn kết tình cảm yêu thương ông bà nhiều hơn. Đặc biệt là không khí thoải mái, trong lành miền quê cùng các hoạt động dân dã sẽ giúp ít rất nhiều cho sự phát triển của bé.
Mùa hè là dịp để các bé trao dồi thêm năng khiếu, những kỹ năng mềm. Phụ huynh có thể xem xét cho trẻ tham gia các lớp học múa, học đàn, học hát, chụp ảnh, vẽ tranh… Tuy nhiên cần phải hỏi qua ý kiến của trẻ, chỉ nên chọn học những lớp mà trẻ thật sự yêu thích, muốn theo đuổi. Đặc biệt cần tránh nhồi nhé, ép buộc bé học quá nhiều trong dịp hè.
Du lịch gia đình cũng là một hoạt động bổ ích mà phụ huynh có thể thực hiện cùng con cái trong dịp hè. Một chuyến du lịch, nghỉ dưỡng ở đâu đó trong nước hay nước ngoài sẽ cho trẻ có cái nhìn rộng lớn hơn về thế giới, khám phá nhiều điều mới lạ. Đây cũng là một cách tạo động lực, giúp trẻ có nhiều hứng khởi hơn trong năm học mới.
Bài viết vừa giải đáp thắc mắc cho mọi người vấn đề còn bao nhiêu ngày nữa nghỉ hè. Nhìn chung không quá 3 tháng nữa một mùa hè nữa sẽ đến. Hy vọng với những thông tin trên mọi người sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ nghỉ quan trọng sắp tới.
Xem thêm: Top việc làm thêm tại nhà cho học sinh 15 tuổi thu nhập cao
TPO - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có thông báo về kế hoạch nghỉ Tết Dương lịch năm 2024 cho các cơ sở giáo dục. Theo đó, học sinh, giáo viên sẽ được nghỉ 1 ngày (thứ hai, ngày 1/1/2024).
Cụ thể, căn cứ quyết định của UBND TP về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2023-2024, Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo các đơn vị, trường học trực thuộc kế hoạch nghỉ Tết Dương lịch năm 2024, trong đó cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ 1 ngày (1/1/2024).
Như vậy, cùng với những trường cho học sinh nghỉ cả ngày Thứ 7, Chủ nhật trước đó, học sinh sẽ có 3 ngày nghỉ; trường tổ chức học Thứ 7, học sinh sẽ có 2 ngày nghỉ.
Học sinh, giáo viên sẽ được nghỉ 1 ngày (thứ hai, ngày 1/1/2024).
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục phân công lịch trực, thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ Tết. Các nhà trường phối hợp chặt chẽ với Công an địa phương để có các phương án cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng cháy nổ… cho đơn vị.
Hà Nội yêu cầu, sau thời gian nghỉ Tết, các nhà trường nhanh chóng ổn định nền nếp dạy, học và trở lại làm việc bình thường.
Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 của học sinh mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên TP.Hà Nội, học sinh các cấp học sẽ kết thúc học kỳ II vào ngày 24.5; thời gian kết thúc năm học 2023 - 2024 muộn nhất là 31.5, sau đó sẽ đồng loạt nghỉ hè từ ngày 1.6.
Học sinh Hà Nội có thể được nghỉ hè sau 24.5
Tùy vào lịch bế giảng của các trường, học sinh Hà Nội sẽ có thể kết thúc năm học và bắt đầu nghỉ hè từ ngày 25.5.
Theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội, các nhà trường phải thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình theo kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 do UBND TP.Hà Nội ban hành.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đặc biệt nhấn mạnh các cơ sở giáo dục công lập không được cắt xén nội dung chương trình, không được kết thúc chương trình trước thời gian quy định tại khung kế hoạch thời gian năm học.
Sở này cũng cho biết, từ nay tới cuối năm học, sở và các phòng GD-ĐT sẽ tăng cường tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất các trường học thuộc phạm vi quản lý để kịp thời chấn chỉnh các sai phạm (nếu có).
Học sinh khối lớp 9 sẽ tham dự kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tổ chức trong 2 ngày từ 8 - 9.6, với 3 môn là toán, văn, ngoại ngữ. Học sinh có nguyện vọng thi vào trường THPT chuyên sẽ dự thi vào ngày 10 - 11.6.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29.6. Trong đó, ngày 26.6, thí sinh làm thủ tục dự thi. Ngày 27, 28.6 các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ngày 29.6 sẽ là ngày thi dự phòng.
Với học sinh lớp 12, việc có tổ chức dạy học trong tháng 6 để ôn thi tốt nghiệp THPT hay không sẽ tùy thuộc vào từng trường THPT hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên, căn cứ vào nguyện vọng của học sinh và phụ huynh.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT về khung kế hoạch thời gian năm học, việc xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp THCS trước ngày 30.6. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31.7.
Bộ GD-ĐT cũng đưa ra nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương, như: phải đảm bảo số tuần thực học: đối với giáo dục mầm non, phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ 1 có 18 tuần, học kỳ 2 có 17 tuần).
Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.