Giờ Khoa Học Để Ngủ
Vào buổi sáng hàng ngày, Khalid Doulat, học sinh cuối cấp của trường Trung học Upper Darby, bang Pennsylvania, dành thời gian cầu nguyện, giúp đỡ mẹ hoặc tập chạy. Đến 9h45, Doulat mới phải đến trường, thay vì 7h30 như trước.
Tránh ăn quá nhiều trước khi đến lớp
Khi ăn quá no, cơ thể sẽ phát tính hiệu uể oải và khiến bạn lập tức cảm thấy buồn ngủ. Khi đó, thức ăn được nạp vào cơ thể sẽ mang đến lượng carbohydrate cao, làm giải phóng serotonin. Hợp chất này sẽ làm cho não bộ thoải mái hơn, đưa con người vào trạng thái thư giãn và muốn nghỉ ngơi.
Do đó, bạn cần tránh ăn những thực phẩm quá nặng nề trước khi vào lớp để hạn chế cảm giác buồn ngủ trong giờ học. Thay vào đó, hãy đổi thực đơn bằng các loại trái cây, rau củ giàu vitamin và các chất béo có lợi. Bạn có thể ăn một hủ sữa chua với một ít yến mạch hoặc quả mọng. Những thực phẩm tốt này sẽ giữ cho cơ thể ở trạng thái tràn đầy năng lượng, giảm cảm giác buồn ngủ.
Tập thể dục đều đặn phần nào hạn chế buồn ngủ trong giờ học
Trong một phân tích của Đại học Georgia (Mỹ), tập thể dục có tác dụng làm tăng năng lượng và giảm mệt mỏi vào ban ngày hiệu quả hơn một số loại thuốc dùng để điều trị về giấc ngủ. Thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày không những giúp bạn ngủ ngon hơn vào buổi tối mà còn là một cách hiệu quả để hết buồn ngủ trong giờ học, đặc biệt là các tiết học sáng.
Vì sao chúng ta không thể tỉnh táo khi ngồi trong lớp học?
Dưới đây là một vài lý do phổ biến về việc học sinh không thể tỉnh táo trong giờ học:
Uống nhiều nước giúp hạn chế buồn ngủ trong giờ học
Thiếu nước sẽ làm cho cơ thể chúng ta mệt mỏi, thiếu sức sức. Thực tế, nước giữa vai trò vô cùng quan trọng với việc hỗ trợ các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Uống nước thường xuyên và đủ lượng cần thiết sẽ giúp hạn chế buồn ngủ trong giờ học. Đồng thời, việc làm này cũng giúp cho cơ thể đào thải độc tố tốt hơn.
Việc co giãn điều chỉnh các cơ trên cơ thể sẽ kích hoạt lại hệ thần kinh và làm tăng việc lưu thông máu của bạn. Nếu bạn không thể đứng dậy và di chuyển, hãy thử duỗi tay, chân và lưng tại chỗ. Khi đó, bạn sẽ hít thở sâu hơn, góp phần đưa thêm lượng oxy cung cấp cho các cơ quan để duy trì hoạt động hiệu quả.
Đây là cách để không buồn ngủ trong giờ học đơn giản mà bạn có thể dễ dàng áp dụng tại chỗ ngồi. Cường độ hoạt động mắt liên tục sẽ gây ra mỏi mắt và tạo cảm giác buồn ngủ. Vì thế, bạn nên rời mắt hỏi bảng khoảng 30s, đưa mắt nhìn sang những vị trí khác để điều tiết hoạt động. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các bài tập cho mắt hoặc dùng dung dịch nhỏ mắt để cải thiện tình trạng mỏi mệt này.
Nhai một loại thức ăn nhẹ hoặc sing-gum
Nếu giáo viên cho phép bạn ăn nhẹ trong lớp học, hãy mang theo một vài thức ăn nhẹ hoặc sing-gum để nhai. Hoạt động của cơ miệng và năng lượng nạp vào cơ thể sẽ giúp bạn duy trì sự tỉnh táo và hạn chế buồn ngủ trong giờ học tốt hơn. Một vài món ăn nhẹ được các chuyên gia khuyên dùng là trái cây, sữa chua, các loại hạt, táo, bơ đậu phộng…
Ngủ đủ giấc trước khi đến lớp
Những học sinh “ngáp ngắn ngáp dài” trong lớp học thường bị thiếu ngủ vào đêm hôm trước. Việc ngủ không đủ giấc làm cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, đòi hỏi phải được chợp mắt để hồi phục năng lượng. Vì thế, hãy rèn luyện cho bản thân một lịch trình đi ngủ cụ thể và cố định. Ngủ đủ giấc sẽ giữ cho tinh thần của bạn luôn sảng khoái vào ngày hôm sau.
Tắm rửa giúp đánh thức các giác quan của bạn và tạo cảm giác tươi tỉnh hơn. Nước ấm sẽ làm thân nhiệt và nhịp tim tăng lên, kéo theo đó là nhịp độ tuần hoàn máu nhanh hơn. Điều này giúp cho việc chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể diễn ra hiệu quả. Nhờ đó, cơ thể và tâm trí của bạn như được đánh thức một lần nữa, giữ cho trạng thái tỉnh táo được lâu hơn.
Cách để không buồn ngủ trong giờ học
Nếu bạn đang gặp khó khăn với việc giữ cho bản thân tỉnh táo trong suốt giờ học, hãy tham khảo ngay các phương pháp đơn giản dưới đây nhé:
Điều trị hội chứng ngủ nhiều
Nếu bạn cảm thấy cơ thể luôn trong trạng thái buồn ngủ dù đã ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, hãy đến bác sĩ để tìm hiểu vấn đề của mình. Một số học sinh mắc hội chứng ngủ li bì (hypersomnia) nên cảm giác buồn ngủ luôn xuất hiện liên tục khi ngồi học hay thậm chí là giờ ra chơi. Theo đó, họ có thể phải ngủ đến 18 tiếng/ngày và kéo dài tình trạng trong nhiều ngày liên tiếp.
Bên cạnh việc lắng nghe tư vấn từ các bác sĩ, chuyên gia giấc ngủ, bạn nên điều chỉnh về chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng như rèn luyện thói quen ăn uống khoa học. Theo đó, hãy cố gắng ngủ đủ giấc theo lịch trình cố định và ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, luyện tập thể thao điều độ cũng sẽ góp phần hỗ trợ quá trình điều trị chứng bệnh của bạn.
Việc đi học và tiếp thu khối lượng lớn kiến thức hàng ngày luôn đòi hỏi các học sinh phải giữ một tinh thần thật tỉnh táo. Theo đó, bạn có thể áp dụng những cách để không buồn ngủ trong giờ học do Vua Nệm vừa tổng hợp trong bài viết này. Từ đó, cải thiện khả năng tập trung để học tập ngày càng tốt hơn.
Tham khảo: https://hellobacsi.com/giac-ngu/cach-het-buon-ngu
Đề xuất lùi giờ học được thiết kế để cải thiện kết quả giáo dục bằng cách cho học sinh ngủ nhiều hơn.
Theo Luật mới, các trường ở bang California không vào học sớm hơn 8h30 và trường THCS không trước 8h. Nó sẽ có hiệu lực trong năm học 2022-2023. Trước nay, giờ vào học của các trường ở California trung bình là 8h, một số trường vào từ 7h30.
Mặc dù học sinh thường thích ngủ nhiều hơn nhưng luật lùi giờ học của bang California vẫn gây tranh cãi. Trước khi được thông qua, điều luật này đã bị một số quan chức và đại diện các trường phản đối.
Những người ủng hộ luật mới cho rằng, lùi giờ vào học có nhiều lợi ích cho học sinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian bắt đầu vào học muộn hơn giúp giảm thiểu tình trạng thiếu ngủ ở thanh thiếu niên, những người có giấc ngủ ngủ tự nhiên dài hơn cha mẹ chúng.
Việc được ngủ đủ có thể cải thiện thành công trong học tập, khả năng vận động, sức khỏe tâm thần và giảm thiểu tai nạn giao thông liên quan đến giấc ngủ .
Một số phụ huynh cảm thấy thời gian bắt đầu muộn hơn có thể giúp việc di chuyển đến trường thuận lợi hơn nhất là đối với các học sinh thường thức khuya để hoàn thành bài tập về nhà.
Theo Thống đống Newsom, không chỉ áp dụng trên những nghiên cứu khoa học, Luật còn cho thời hạn 3 năm để các trường có kế hoạch triển khai phù hợp.
Thượng nghị sĩ Anthony J. Portantino, người viết dự thảo luật nhấn mạnh: "Trong bối cảnh thanh thiếu niên bị thiếu ngủ trầm trọng trong những năm gần đây, luật ra đời với mong muốn tạo cơ hội cho học sinh có thêm thời gian nghỉ ngơi và không đi học muộn".
Năm 2014, Học viện Nhi khoa Mỹ thực hiện một nghiên cứu, kết luận không ngủ đủ giấc là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của thanh thiếu niên, đồng thời khuyến nghị các trường học không nên bắt đầu sớm hơn 8h30.
Mặc dù nhận được sự ủng hộ từ một số hiệp hội y khoa, nhưng luật mới này cũng gây tranh cãi giữa các nghị sĩ và các trường học.
“Chúng ta đều đồng ý rằng các học sinh cần ngủ đủ, và giờ ngủ là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe nói chung, nhưng cải thiện giấc ngủ của họ cần nhiều biện pháp hơn là lùi giờ học”, nghị sĩ Connie Leyva nhận định và cho rằng giờ học nên do từng địa phương quy định.
Thượng nghị sĩ Leyva cũng lưu ý sự thay đổi về thời gian này có thể gây khó khăn khi phụ huynh không thể sắp xếp được thời gian đưa con em tới trường.
Các chuyên gia về giấc ngủ cũng ca ngợi động thái này. Ông Sumit Bhargava, bác sĩ lâm sàng của khoa Nhi tại Đại học Stanford và là chuyên gia về thuốc ngủ cho trẻ em tại Stanford Health nhận định luật mới này là một "niềm vui lớn" vì bộ não của thanh thiếu niên vẫn đang phát triển, thiếu ngủ mãn tính làm tăng nguy cơ bệnh tật sau này và mất tập trung trong giờ học.
Trong khi đó, Hiệu trưởng Đại học California Janet Napolitano cho biết tiểu bang này sẽ tiến hành một nghiên cứu thí điểm về việc lùi thời gian vào học trước khi áp dụng cho các trường học.
Theo CBS news, The New York times
Học sinh ở Mỹ, Anh, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Nhật Bản thường bắt đầu giờ học sau 8h và kết thúc sớm nhất lúc 13h, để đảm bảo sức khỏe.
Tại Mỹ, Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia từng tổng hợp thời gian bắt đầu giờ vào học của 18.360 trường trung học công lập và nhận thấy thời gian bắt đầu trung bình của các trường là 7h59 từ thứ hai đến thứ sáu.
Thạc sĩ Đinh Thu Hồng, giáo viên bang Georgia, cho biết giờ bắt đầu hay kết thúc ngày học có sự khác biệt không nhiều giữa các nơi và nếu bắt đầu sớm thì kết thúc sớm và ngược lại. Khoảng 7h, học sinh dậy, đến trường và ăn sáng. Một số trường phục vụ ăn sáng, nhất là trường trong khu vực dân cư có thu nhập thấp.
Nếu nhà xa trường và bố mẹ phải đi làm sớm, các em phải dậy sớm hơn những bạn khác. Từ 7h30 đến 8h hay 8h15, học sinh có mặt tại lớp để chuẩn bị cho ngày mới. Các em sẽ học từ 8h15 đến 11h15 rồi ra ngoài chơi (nếu trời ấm, không dưới 10 độ C). Sau 30 phút bữa trưa, học sinh đọc sách và học đến 15h. Từ đó đến lúc đi ngủ, khoảng sau 21h, trẻ sẽ tham gia nhiều hoạt động như chơi thể thao, làm nốt bài tập, đọc sách hay xem tivi.
Theo cô Hồng, các nơi định ra giờ học dựa trên sự sắp xếp hợp lý và điều chỉnh các tuyến đường cũng như giờ chạy của xe đưa đón cho cả ba cấp. Cấp ba vào học sớm nhất và ra sớm nhất để xe buýt còn kịp quay lại đón học sinh tiểu học về.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay trẻ em và thanh thiếu niên ngủ không đủ giấc có nguy cơ cao bị béo phì, tiểu đường, chấn thương, sức khỏe tâm thần kém và các vấn đề về sự chú ý và hành vi. Học viện Y học về Giấc ngủ Mỹ khuyến cáo trẻ em 6-12 tuổi nên ngủ thường xuyên 9-12 giờ, trong khi thanh thiếu niên 13-18 tuổi nên ngủ 8-10 giờ mỗi ngày.
Học sinh Canada vào học từ 8h đến 15h, hoặc 9h đến 16h, từ thứ hai đến thứ sáu. Ảnh minh họa: Shutterstock
Do có mùa đông dài nên giờ học ở Anh cũng một phần dựa vào thời tiết, khí hậu. Giờ học do từng trường đặt ra nhưng trung bình học sinh học 5-6 tiếng mỗi ngày. Thông thường, các trường bắt đầu lúc 8h-9h và kết thúc vào 15h-16h từ thứ hai đến thứ sáu, riêng tiểu học vào học muộn hơn 30-45 phút. Thời gian vào học của trường tiểu học trùng với giờ người lớn đi làm để phụ huynh đưa con đi học mà không bị muộn làm.
Học sinh tiểu học ở Anh thường ngủ 10-12 tiếng để duy trì sức khỏe và năng lượng. Vì thế, lên giường lúc 21h và thức dậy vào 8h sáng hôm sau là thời gian hợp lý để các em ngủ được 11 tiếng. Vào thứ sáu, các em sẽ kết thúc ngày học sớm hơn một vài tiếng so với thường lệ, chỉ học đến 13h là có thể được về.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), học sinh Phần Lan vào lớp lúc 9h-9h45 và tan học vào14h30, với khối lượng bài tập về nhà ít nhất thế giới. Điều này còn tạo điều kiện học nghề cho những học sinh không vào đại học.
Giờ vào học của học sinh Pháp, Australia, Tây Ban Nha cũng dao động 8h30-9h. Học sinh Tây Ban Nha có hai tiếng ăn trưa từ 13h đến 15h, còn học sinh Pháp về nhà ăn rồi trở lại trường học tiếp, sau đó ra về lúc 16h30-17h. Thời gian vào lớp cụ thể của từng trường ở Australia được xác định dựa trên các yếu tố như lịch trình xe đưa đón, sự kết nối với các trường khác và việc tổ chức ngày học nhưng thông thường từ 9h đến 15h. Các trường quy định học sinh đến trước giờ vào học 30-45 phút, trường sẽ có giám thị túc trực để giám sát học sinh.
Khác với các nước, hệ thống giáo dục Nga có từ lớp 1 đến lớp 11 và không tách biệt các trường tiểu học, THCS hay THPT. Chị Nguyễn Thị Hoài Phương, ở thành phố Ufa, cho hay trường học nhận học sinh theo khu vực nên hầu như các em không phải đi học xa, đi bộ nhiều nhất 30 phút. Do nhiều lớp nên các trường chia làm hai ca, ca sáng bắt đầu 8h-8h30, ăn trưa lúc 10h30 trong 30-40 phút, sau đó học tiếp đến 12h-13h thì tan học. Ca chiều vào lúc 11h50 hoặc 13h30, có bữa ăn lúc 14h15h. Học sinh ra về khoảng 16h-17h.
Tại một số quốc gia châu Á, giờ vào học cũng khá giống các nước phương Tây. Cụ thể, theo khảo sát của Viện Chính sách Asia Society, các lớp tiểu học ở Hàn Quốc học lúc 8h30 trong khi cấp THCS và THPT bắt đầu từ 8h. Mỗi môn học trong 50 phút và giờ nghỉ ăn trưa cũng kéo dài 50 phút. Buổi chiều, các lớp học đến 4h hoặc 4h30, rồi dọn dẹp lớp học
Nhật Bản là quốc gia có thời gian học tập khá thoải mái cho học sinh. Thời gian bắt đầu và kết thúc ở mỗi trường khác nhau nhưng hầu hết trẻ em phải có mặt tại trường trước 8h30. Lớp sẽ học vào 8h45 và kết thúc lúc 15h15.
Chính quyền Trung Quốc hồi tháng 4/2021 lùi giờ vào lớp của các cấp học muộn hơn trước để đảm bảo giấc ngủ cho học sinh. Cấp tiểu học bắt đầu sau 8h20 và cấp THCS, THPT sau 8h.
Học sinh tập thể dục ngoài sân trường Tiểu học Liên kết với Đại học Kinh doanh và Kinh tế quốc tế ở thành phố Bắc Kinh, hôm 1/6/2020. Ảnh:China Daily
Việt Nam không có quy định chung về giờ học nhưng ở một số đô thị có quy định đặc thù nhằm giảm tắc đường như TP HCM. Đa số trường phổ thông ở TP HCM vào học lúc 7h-7h30. Tùy theo quy định từng trường, học sinh cần có mặt trước thời điểm này 5-15 phút. Để kịp giờ, nhiều em phải dậy từ rất sớm để chuẩn bị đến trường. Việc này khiến phụ huynh và nhiều chuyên gia lo ngại có thể ảnh hưởng sức khỏe, sự phát triển của học sinh khi các em không được ngủ đủ giấc.
Từ 24/10, nhiều trường học ở TP HCM điều chỉnh giờ vào học. Theo đó, bậc tiểu học, giờ vào lớp không sớm hơn 7h30 hoặc 7h15, lần lượt áp dụng với trường dạy hai buổi hoặc một buổi/ngày; THCS và THPT sớm nhất 7h.
Ở Hà Nội, giờ vào học buổi sáng có phần muộn hơn, phổ biến 7h15-7h45 với tiểu học; THCS và THPT 7h15-7h30. Trong khi đó, đa số các trường ở nông thôn nhiều năm nay duy trì giờ vào lớp lúc 7h.
Theo khảo sát của VnExpress hôm 20/10, với câu hỏi về việc các trường nên cho học sinh vào học lúc mấy giờ, 4.312 trong tổng số 8.136 người tham gia chọn 7h30 (tương đương 53%), 3.046 người (chiếm 37%) chọn 8h và chỉ 778 phiếu muốn con vào học từ 7h.
Sinh viên càng ngủ ít mỗi đêm, điểm trung bình của họ sẽ càng thấp - Đó là một nghiên cứu kéo dài 2 năm về thói quen ngủ của hơn 600 sinh viên năm nhất đại học thuộc Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mỗi giờ ngủ trung bình hàng đêm bị mất đi sẽ giảm 0,07 điểm trong GPA cuối kỳ của sinh viên. David Creswell - tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Carnegie Mellon, cho biết khi một sinh viên ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm, điều đó sẽ ảnh hưởng đến điểm số của họ một cách rõ rệt.
"Bạn ngày càng tích lũy một khoản nợ lớn mang tên 'nợ ngủ'. Và điều đó ảnh hưởng khá tiêu cực đến khả năng học tập", David Creswell nói.
Sinh viên càng ngủ ít mỗi đêm, điểm trung bình sẽ càng thấp. Ảnh: The NewYork Times
Trước đó cũng có khá nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa giấc ngủ với khả năng học tập của học sinh sinh viên. Một trong số đó phải kể đến nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Theo nghiên cứu, những sinh viên không ngủ đủ giấc có thể dẫn đến điểm số thấp hơn 50%. Đặc biệt, những sinh viên đi ngủ sau 2 giờ sáng thì sẽ làm bài kiểm tra kém hơn, ngay cả khi họ ngủ đủ 7 tiếng. Những phát hiện này bổ sung thêm bằng chứng về tầm quan trọng của giấc ngủ đối với thành công của sinh viên.
Giấc ngủ giúp não xử lý và lưu giữ thông tin mà nó đã học được. Khi ai đó bị thiếu ngủ, khả năng chú ý và trí nhớ cũng bị suy giảm. Song, sinh viên có rất nhiều áp lực cạnh tranh nên phải thức khuya ở trường đại học, đặc biệt là vào năm thứ nhất. Được biết, sinh viên trong nghiên cứu thường ngủ vào khoảng 2 giờ 30 sáng. Hầu như không có sinh viên nào đi ngủ trước nửa đêm và họ chỉ ngủ trung bình 6 tiếng rưỡi mỗi đêm.
Các khuyến nghị về giấc ngủ thay đổi theo độ tuổi và số lượng giấc ngủ mà một cá nhân cần có thể khác nhau. Nói chung, thanh thiếu niên nên ngủ từ 8 đến 10 tiếng. Còn đối với những người từ 18 đến 25 tuổi, thì nên giảm thời gian ngủ xuống còn 7 đến 9 tiếng. Dù không muốn "thuyết giảng" cho mọi người về những phát hiện này, nhưng nghiên cứu của Creswell đã chứng minh rằng việc ngủ đủ giấc có khả năng giúp tăng điểm trung bình của sinh viên.
Theo đó, Creswell và đội nhóm của mình đã thực hiện 5 nghiên cứu. Trong đó đối tượng chủ chốt là sinh viên năm nhất tại Carnegie Mellon, Đại học Notre Dame và Đại học Washington. Để theo dõi giấc ngủ, các sinh viên đã đeo Fitbit Flex hoặc Fitbit HR trong toàn bộ học kỳ. Tuy nhiên, họ tránh nghiên cứu thói quen ngủ của sinh viên trong các kỳ thi bởi vào khoảng thời gian đó, giấc ngủ của sinh viên trung bình sẽ giảm.
Các khuyến nghị về giấc ngủ thay đổi theo độ tuổi và số lượng giấc ngủ mà một cá nhân cần có thể khác nhau. Ảnh: The NewYork Times
Sau khi kiểm soát các yếu tố như sinh viên có ngủ trưa hay không, số tín chỉ lớp học và điểm trung bình của học kỳ trước - các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng giấc ngủ trung bình hàng đêm khả năng cao dự đoán điểm trung bình cuối kỳ tiếp theo. Việc sinh viên đi ngủ lúc mấy giờ và liệu giờ đi ngủ của họ có thay đổi hàng ngày hay không dường như không ảnh hưởng đến kết quả.
Ngủ không đủ giấc sẽ tạo ra tình trạng "nợ ngủ"
Ông Creswell không rõ tại sao ngủ ít lại khiến sinh viên có điểm trung bình thấp hơn. Điều này có lẽ xuất phát từ việc ngủ trong thời gian dài hơn, không bị gián đoạn sẽ tạo điều kiện cho giấc ngủ REM, giai đoạn chuyển động mắt nhanh một cách vô thức tương ứng với hoạt động cao trong não. Ngược lại, giấc ngủ ngắn, ngủ không đủ giấc sẽ tạo ra tình trạng "nợ ngủ" theo thời gian, khiến sinh viên không thể tập trung.
Ông nói: "Những sinh viên này sẽ đến lớp với tình trạng buồn ngủ và dĩ nhiên, họ sẽ gặp khó khăn trong việc tập trung và học tập".
Còn Aric Prather - nhà tâm lý học tại Đại học California ở San Francisco, đồng thời là tác giả của cuốn sách Đơn Thuốc Cho Giấc Ngủ, cho biết những phát hiện này có thể cung cấp thông tin về những thay đổi mang tính hệ thống tại các trường đại học, các chiến dịch hoặc hội thảo nhằm giúp sinh viên có giấc ngủ ngon hơn.
Aric nói: "Giấc ngủ giống như chất keo gắn kết cuộc sống của chúng ta với nhau trong nhiều lĩnh vực. Khi thứ đó biến mất, hoặc ít dính hơn, điều tồi tệ sẽ xảy ra".
Thường xuyên ngủ không đủ giấc sẽ tạo ra tình trạng "nợ ngủ" theo thời gian, khiến sinh viên không thể tập trung. Ảnh: The NewYork Times
Grace Pilch - sinh viên năm nhất chuyên ngành thiết kế đồ họa sống trong ký túc xá tại Đại học Pennsylvania, cho biết cô cần ngủ ít nhất 8 tiếng để học tập và hoạt động thể chất.
Nữ sinh quan tâm đến việc ngủ đủ giấc ở trường đại học hơn là ở trường trung học vì "tiền học các môn ở bậc đại học rất đắt đỏ". Đến thời điểm hiện tại, cô đang giữ mức điểm trung bình (GPA) khoảng 3,8 - một mức điểm khá cao. Bí quyết là bởi Pilch và bạn cùng phòng của mình thường xây dựng thói quen đi ngủ lúc 11 giờ tối trong tuần.
Thành công trong học tập sớm ở trường đại học có thể dự đoán liệu sinh viên có ở lại trường hay bỏ học nhiều năm sau đó. Ảnh: The NewYork Times
Creswell cho biết, thành công trong học tập sớm ở trường đại học có thể dự đoán liệu sinh viên có thể tốt nghiệp hay sẽ bỏ dở việc học giữa chừng và các chương trình của trường nhằm giải quyết thói quen ngủ có thể giúp sinh viên năm nhất vượt qua giai đoạn này. Ông nói: "Chúng tôi thực sự có thể dạy cho họ, trong năm đầu tiên ở trường đại học, các kiểu ngủ tốt hơn để đạt được thành tích học tập".
Tại Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, 200 sinh viên và nhân viên đã đăng ký khóa học trực tuyến kéo dài 7 tuần về xây dựng thói quen ngủ tốt hơn. Rebecca Huxta - giám đốc y tế công cộng và sức khỏe tại trường đại học, cho biết kể từ khi bắt đầu chương trình, những người tham gia đã báo cáo rằng các triệu chứng mất ngủ đã giảm đi.
Theo The Washington Post, Dailymail