Ghi Chú Tiếng Trung
Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Ba Lan, Tiếng Bokmål Na Uy, Tiếng Bồ Đào Nha, Tiếng Catalan, Tiếng Croatia, Tiếng Do Thái, Tiếng Hindi, Tiếng Hungary, Tiếng Hy Lạp, Tiếng Hà Lan, Tiếng Hàn, Tiếng Indonesia, Tiếng Mã Lai, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiếng Phần Lan, Tiếng Rumani, Tiếng Slovak, Tiếng Séc, Tiếng Thái, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Thụy Điển, Tiếng Trung Giản thể, Tiếng Trung Phồn thể, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Ukraina, Tiếng Ý, Tiếng Đan Mạch, Tiếng Đức, Tiếng Ả Rập
Một số thứ cho người mới bắt đầu sử dụng Anki
Khi mới sử dụng Anki, tớ đã tìm kiếm những thứ cần thiết để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Tìm trên các trang tiếng Việt thì thấy đa phần là vớ vẩn, vì toàn bài linh tinh trên mấy trang web dạy ngoại ngữ :)). Nên sau đây là một số nguồn thông tin tớ nghĩ là thích hợp cho những bạn mới bắt đầu.
Tớ bắt đầu quan tâm tới Anki từ khi đọc cuốn sách Fluent Forever: How to Learn Any Language Fast and Never Forget It. Một thời gian sau, tớ đọc thêm cuốn Phiêu Bước Cùng Einstein và cuốn sách đã thay đổi trong tớ những suy nghĩ về quá trình ghi nhớ cũng như giới hạn của con người. Nói chung tớ khá thích những chủ đề này và việc sử dụng Anki chỉ là một thử nghiệm của tớ trong việc ghi nhớ. Và tớ cũng hơi bất ngờ khi sau một năm, tớ thấy nó khá là thú vị :))
Bài viết của tớ chỉ là một ghi chú ngắn trong việc học cũng như ghi nhớ. Nếu bạn đang là người sử dụng Anki hoặc chỉ mới quan tâm tới nó và có thắc mắc, bạn có thể comment phía dưới.
Vì sao tớ gắn bó với Anki cũng như SRS
Không giống với việc học nhiều thứ khác, việc học ngoại ngữ theo tớ
Như thế không có nghĩa bạn không cần hiểu mọi thứ chi tiết và cặn kẽ. Tớ chỉ nói là trong hầu hết các trường hợp, hôm nay bạn chỉ cần biết một chút, hôm sau một chút nữa, thế là ổn. Tớ sử dụng Anki kiểu thế, tìm kiếm một vài từ, thêm vào Anki và bắt đầu học. Và tớ làm chuyện đó rất đều đặn.
Tớ có thể đa dạng hóa các card, ngoài dạng thông thường như hình bên phải tớ còn tạo thêm dạng điền từ (Cloze) hoặc dạng nghe nguyên cả câu rồi lặp lại, đại loại thế. Nói chung, các card trong Anki có thể chia làm hai dạng là dạng recognition và dạng production. Dạng recognition yêu cầu bạn phải hiểu được những gì được nhìn thấy hoặc nghe thấy (như hình bên phải). Dạng production yêu cầu bạn phải chủ động hơn trong việc tìm từ còn thiếu để điền vào (cloze). Tớ không nghĩ là mình diễn đạt chính xác mọi thứ đâu, nhưng hi vọng mọi người sẽ hiểu.
Một trong những lý do nữa khiến tớ gắn bó với Anki là vì tớ dành quá nhiều thời gian cho nó. Ngoài thời gian cho việc sử dụng tớ còn tốn thời gian cho việc theo dõi cộng đồng người sử dụng Anki trên Reddit, theo dõi việc cập nhật các Add-on, chỉnh sửa lại định dạng các card đã tạo, tạo thêm card mới, tối ưu hóa việc sắp xếp nội dung theo tag... Đọc đến đây thì có thể một số bạn sẽ thấy hơi dở người, nhưng vì tớ quyết định sẽ dùng Anki trong một thời gian dài nên tớ nghĩ đầu tư cho nó cũng không sao. Kiểu chơi game hay tập gym vậy.