(TCTG) - Với bề dày lịch sử của Đồng Tháp, ngoài các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thì nét văn hóa đặc trưng riêng biệt của con người Đồng Tháp còn chứa đựng nhiều vốn văn hóa dân gian tiềm ẩn, lưu truyền trong nhân dân.

DI TÍCH GÒ THÁP ĐI NHƯ THẾ NÀO? THỜI GIAN NÊN THAM QUAN?

Là địa điểm hút khách, nằm cách trung tâm huyện chỉ với 11km, các bạn có thể di chuyển bằng xe máy, xe ô tô,... hay rất nhiều loại phương tiện khác. Tùy theo địa hình và vị trí nơi ở của bạn, mà chọn cho mình chuyến xe hợp lý nhất nhé.

Nếu bạn thắc mắc không biết đi vào thời điểm nào cho thích hợp thì những thông tin sau sẽ giúp được bạn 1 chút đấy:

- Có thể đi mọi thời điểm trong năm, theo thời gian biểu của bạn, hay kế hoạch du lịch nào bạn định sẵn. Nhưng nếu chọn, nên đi vào những ngày hè, lúc này đang là mùa sen, hoa sen nở rộ khắp cả ao làng, cảnh sắc vô cùng lãng mạn và hùng vĩ.

- Hoặc là nên đi vào các dịp diễn ra lễ hội, bạn sẽ được trải nghiệm và thưởng thức nhiều nét văn hóa bản địa, được vui chơi thỏa thích với các trò chơi, nhảy các điệu múa dân tộc, một trải nghiệm thật tuyệt vời đúng không nào?

Xem thêm: Vườn cò bằng lăng - vẻ đẹp mộc mạc đậm chất Cần Thơ

THẮNG CẢNH GÒ THÁP MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC

Bên cạnh việc xây dựng một nơi lưu trữ những nét văn hóa dân tộc, di tích Gò Tháp còn là địa điểm được săn đón bởi vẻ đẹp tinh tế, kiêu sa như một bức tranh thiên nhiên hoang sơ đạm chất dân tộc. Đặc trưng là thảm thực vật bao phủ khắp vùng sông nước, cây loại cây mọc giữa hồ nước sinh động có, dịu ngọt có, hội tụ đầy đủ tinh hoa của đất trời. Nổi bật có thể kể đến như: cây tràm, hoa sen, hoa súng, sậy, năng,...

Ngoài ra, di tích Gò Tháp còn được ví như môi trường sinh thái thu nhỏ khi là nơi trú ngụ của nhiều loại động vật như trăn, rắn, các loài chim, cá… Đến với khu di tích Gò Tháp, bạn sẽ được tận hưởng khí trời mát mẻ, trong lành, thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình của miền Tây sông nước.

Xem thêm: TOUR ĐỒNG THÁP - LÀNG HOA SA ĐÉC - QUÝT HỒNG LAI VUNG

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT TẠI DI TÍCH GÒ THÁP

Là khu di tích tồn tại từ thế kỷ 20, Gò Tháp chứa đựng rất nhiều di tích lịch sử khác, với những giá trị cao, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách khi tham quan nơi đây.

Được phát hiện và khai quật ra bởi các nhà khỏa cổ học người Pháp, những người đã khám phá và phát hiện ra nhiều di tích kiến trúc cổ xưa được đúc kết hay chạm khắc hình dáng của các vị thần, các linh vật, biểu tưởng trong truyền thuyết. Các bức tượng Phật, các bia đá, bia mộ, hay những văn tự cổ cũng được khám phá ra. Những gì chúng ta thấy tại Gò Tháp sẽ gợi cho chúng ta hình tượng về cuộc sống, về nét văn hóa bản sắc đã từng phát triển mạnh mẽ đến nhường nào. Đặc biệt, trong những năm gần đây, hầu như năm nào Gò Tháp cũng tổ chức lễ hội với mục đích tưởng niệm, biết ơn 2 vị anh hùng là Võ Duy Dương và Đốc Binh Kiều. Đây cũng là lễ hội nhận được rất nhiều sự chú ý và lượng tham gia của các du khách trong và ngoài nước.

Gò Tháp hay còn được biết đến là Gò Tháp Mười, được người xưa quan niệm là di tích cổ của tòa tháp 10 tầng, một công trình kiến trúc xa xưa đã được xây lại năm 1957 do Ngô Đình Diệm chủ trì và khởi xướng. Ban đầu vốn là nơi linh thiêng dùng để thờ cúng các Phật, nhưng sau này, tòa tháp này lại được dùng ngắm Đồng Tháp Mười là chủ yếu. Vì thế mà trong thời kì chiến tranh loạn lạc xảy ra, tòa tháp đã trở thành mục tiêu bị tập kích, bị tấn công và đánh sập.

May mắn thay, sự kết hợp của các di tích sẵn có và các di tích sau chiến tranh để lại, Gò Tháp đã trở thành 1 quần thể di tích với những giá trị ngàn năm lịch sử sau này. Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiếp bước người Pháp tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá ra được nhiều những phát hiện mới càng giá trị hơn về sau.

CÁC KHU CHỨC NĂNG CHỦ YẾU TẠI DI TÍCH GÒ THÁP

Với tổng diện tích gần 300 ha, Gò Tháp được xây dựng thành 4 tiểu khu chính:

- Khu di tích bảo tồn, bảo tàng với tổng diện tích 53 ha.

- Khu nuôi thú hoang dã: được thiết kế với qui mô 27 ha.

- 166 ha cho khu rừng sinh thái

- Diện tích còn lại sẽ phục vụ cho du lịch

Các di tích đang tồn tại tại Gò Tháp

Sau quá trình nổ lực nghiên cứu không biết mệt, các nhà khoa học đã phát hiện ra đặc điểm địa hình tại di tích Gò Tháp và phân chúng thành 3 loại hình đặc thù riêng biệt.

Gồm 5 di tích nổi bật nhất tại đây như: Gò Tháp Mười; Tháp Cổ Tự; Đền thờ Thiên hộ Võ Duy Dương và cụ Đốc Binh Kiều, mộ cụ Đốc Binh Kiều; gò Minh Sư và miếu Bà Chúa Xứ. Bên cạnh đó cũng có 1 số di tích được khai quật nhiều lần mới tìm ra gần hết nét văn hóa đặc sắc và giá trị khảo cổ của nó. Có thể kể đến như:

- Di chỉ cư trú Gò Minh Sư: được khai quật 3 lần. Nơi tìm thấy những đồ đất nung, những ngôi mộ cũ, những loại đồ gốm với những nét văn hóa được điêu khắc tỉ mỉ, sống động cuộc sống thời xa xưa. Được phân bố rộng rãi dưới chân gò và những cánh đồng thấp cung quanh.

- Gò Bà Chúa Xứ: năm 1984, người ta đã khai quật và đưa lên khỏi lòng đất 1 kiến trúc khá lớn trong lòng gò. Nền móng, ô gạch, hoa văn phần lớn đã bị phá hủy bởi chiến tranh nhưng vẫn còn 1 số chỗ chưa bị phá, có những chỗ dày đến 1m4.

Xem thêm: Chùa Hưng Thiền Đồng Tháp - Khoảng trời thanh tịnh tại vùng hoa sen

Khu di tích Gò Tháp thuộc địa phận Đồng Tháp

Khu di tích Gò Tháp có diện tích 320 ha. Vào năm 1998, nơi đây được Bộ VH-TT công nhận là khu di tích cấp quốc gia. Bởi nó chứa đựng nhiều giá trị văn hóa - lịch sử của dân tộc và nhân loại. Quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu : Gò Tháp Mười, Tháp Cổ Tự, Mộ và Đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, Gò Minh Sư, Miếu Bà Chúa Xứ.

Khu di tích Gò Tháp là khu di tích mang nhiều giá trị lịch – văn hóa của dân tộc ta. Khu di tích Gò Tháp thuộc ấp 4, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Cách thị trấn Mỹ An, huyện lỵ Tháp Mười khoảng 11km về phía bắc, cách thành phố Cao Lãnh về hướng đông bắc 43km theo đường bộ và đường thủy.

Khu di tích Gò Tháp có diện tích 320 ha. Vào năm 1998, nơi đây được Bộ VH-TT công nhận là khu di tích cấp quốc gia. Bởi nó chứa đựng nhiều giá trị văn hóa – lịch sử của dân tộc và nhân loại. Quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu : Gò Tháp Mười, Tháp Cổ Tự, Mộ và Đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, Gò Minh Sư, Miếu Bà Chúa Xứ.

Hằng năm, tại Khu di tích Gò Tháp có hai kì lễ hội truyền thống dân gian: Vía Bà Chúa Xứ ( rằm tháng 3 âm lịch) và tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều (rằm tháng 11 âm lịch) thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch từ khắp mọi miền đất nước về Gò Tháp hành hương,

Khu di tích Gò Tháp được biết đến từ những năm cuối thế kỷ XIX và vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX, do một số nhà nghiên cứu người Pháp đã đến đây khảo sát và công bố những phát hiện quan trọng về một số dấu tích kiến trúc cổ, tượng thờ, bia đá và văn tự cổ…

Khu trung tâm của khu di tích Gò Tháp, là khu bảo tồn văn hóa Phù Nam đã được khai quật bao gồm các di tích kiến trúc, mộ táng, di tích trưng bày ngoài trời có mái che phục vụ du khách. Trên Gò có nhiều tán cây cổ thụ che cái nắng cháy bỏng của Đồng Tháp Mười. cùng thưởng ngoạn sinh hoạt “học trò lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân” và các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí khác. Tại đây, giới khảo cổ học phát hiện được nhiều di vật cổ rất giá trị, chứng tích của nền văn minh Óc Eo xưa.

Khu di tích Gò Tháp là một trong 34 “di tích quốc gia đặc biệt” của Việt Nam, là 1 trong 2 di tích lịch sử và khảo cổ quan trọng trong cả nước (Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long và di tích Gò Tháp – tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp).

Hãy đến đây, để ngắm nhìn lại những giá trị lịch sử lâu đời mà ông cha ta đã luôn gìn giữ.

Nhắc tới đặc sản Đồng Tháp không thể không kể đến các món ăn chế biến từ sen - loài cây nổi tiếng ở vùng đất nơi đây, trong đó có gỏi ngó sen thơm ngon, hấp dẫn.

Ngó sen sau khi được hái về thì đem rửa sạch, cắt sợi rồi trộn với các gia vị như chanh, đường, mắm, ớt và một chút rau thơm. Chờ ngó sen thấm đều gia vị thì người ta cho thêm thịt gà xé phay vào trộn cùng.

Món gỏi này có vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay lại thêm độ dai và ngọt của thịt gà, thêm chút giòn giòn, thanh mát từ ngó sen nên có công dụng “giải nhiệt, giải ngấy” khá hiệu quả.

Hủ tiếu là một trong những món ngon nổi tiếng và phổ biến của vùng đất Sa Đéc, Đồng Tháp. Sợi hủ tiếu nơi đây có độ mềm, không bở, không dai, màu trắng sữa và dậy mùi thơm.

Ðặc biệt, phần nước dùng ngọt thanh, thơm ngon nhưng không quá béo ngậy càng hấp dẫn thực khách nhất định phải thưởng thức hủ tiếu một lần.

Khi có khách gọi món, đầu bếp mới bắt đầu cho hủ tiếu vào tô, thêm chút thịt nạc băm, chả vàng, tim, gan,… ăn kèm hành lá và ngò băm nhuyễn rắc lên trên rồi mới chan nước dùng.

Ốc gác bếp là một trong những đặc sản lạ miệng, đắt đỏ ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh miền Tây nói chung. Để làm món ăn này, người địa phương chủ yếu dùng ốc lác hoặc ốc bươu. Tuy nhiên, ốc lác được ưa chuộng và phổ biến hơn vì thịt sạch, dai giòn nên khi hong khô vài tháng trời vẫn giữ được độ tươi ngon.

Ốc mua về được phân loại, chọn lọc những con to, sống khỏe và vỏ không sứt mẻ rồi đem rửa sạch, để ráo nước, sau đó xếp vào giỏ treo trên giàn bếp. Ốc phải được để ở nơi khô thoáng, tránh nắng và ẩm ướt bởi ốc theo bản năng gặp chỗ ẩm ướt sẽ bò đi.

Khi ốc gác bếp đủ ngày đủ tháng, người ta hạ giàn rồi “vỗ béo” chúng bằng cách ngâm trong sữa tươi và trứng gà. Ốc nhịn đói lâu ngày nên khi thấy nước sẽ “cựa cựa” miệng, uống no hỗn hợp trên. Nhờ đó mà ốc béo mập hơn và có hương vị thơm ngon khi chế biến.

Đợi ốc “tẩm bổ” khoảng 25-30 phút thì đem vớt ra, rửa sạch với nước lạnh rồi chế biến thành các món tùy sở thích.

Nem Lai Vung cũng là một trong những đặc sản Đồng Tháp nổi tiếng, được nhiều thực khách thích thú thưởng thức và mua về làm quà.

Không giống với món nem ở những vùng miền khác, nem Lai Vung vừa có vị ngọt của thịt tươi, vị dai giòn của bì, vừa có vị chua thanh thanh của lá vông, lá tầm ruột và vị cay cay của ớt xanh.

Nem Lai Vung có lớp thịt nem màu đỏ hồng tươi tắn điểm xuyết với màu xanh của ớt và lá vông trông rất hấp dẫn (Ảnh: Vân Nguyễn, Nhật My).

Theo người dân địa phương, nem Lai Vung ngon đúng kiểu phải có đủ 8 phần thịt, 2 phần da bì, lót bằng lá vông và buộc nem bằng dây chuối. Tới đây, du khách có thể tìm và mua nem ở nhiều cửa hàng, quán ăn với giá dao động từ 30.000 – 40.000 đồng/10 chiếc.

Chuột đồng hoặc chuột cống nhum Cao Lãnh là nguyên liệu làm nên loạt món ngon nổi tiếng ở Đồng Tháp như chuột giả cầy, chuột xào chua ngọt, chuột nhúng dấm, chuột xào lăn,… nhưng phổ biến nhất vẫn là chuột quay lu.

Để làm món chuột quay lu ngon, người ta phải chọn con to, mập, còn sống rồi nhúng chúng vào nước sôi để vặt lông và không được làm rách da. Sau khi sơ chế sạch sẽ, chuột được tẩm ướp gia vị rồi gài vào móc sắt đem treo giữa lu và đậy nắp thật kín.

Dưới đáy lu được khoét một lỗ thông ra ngoài nền đất ẩm để bỏ than vào nướng. Chuột sẽ được quay trong lu và khoảng 5, 10 phút mở nắp một lần, lật đều cho thịt chín. Khi chuột chín, người ta phết lên phần da một lớp mật ong nguyên chất cho dậy mùi hương và có màu bắt mắt hơn.

Ngày 30/10/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã ký Quyết định số 4069/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt XXV năm 2018.

Theo đó, 08 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này, trong đó có Hò Đồng Tháp – loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.

Liên hoan hát dân ca và Hò Đồng Tháp tại Tuần lễ Văn hóa Du lịch năm 2018.

07 di sản văn hóa phi vật thể còn lại gồm có: Nghề làm Bánh tráng Mỹ Lồng và Nghề làm Bánh phồng Sơn Đốc (Bến Tre); Lễ hội Cầu ngư ở Quảng Bình (Quảng Ninh); Lễ Bỏ mả của người Raglai (Ninh Thuận); Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu và Pả Dung của người Dao (Thái Nguyên) và Soọng Cô của người Sán Dìu (Vĩnh Phúc).

Các di sản văn hóa phi vật thể được công nhận thuộc 04 loại hình: Nghề thủ công truyền thống, Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống.

Như vậy đến thời điểm hiện tại, tỉnh Đồng Tháp có 04 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Đờn ca tài tử Nam Bộ; Nghề đóng xuồng, ghe Long Hậu; Nghề dệt chiếu và Hò Đồng Tháp.

Hò Đồng Tháp xuất hiện đầu thế kỷ XIX, phát triển cực thịnh và trở thành điệu hò nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long vào nửa đầu thế kỷ XX. Năm 1954, người mang điệu Hò Đồng Tháp cùng tập kết ra Bắc là nghệ sĩ Kim Nhụy; giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Khê đã thuyết giảng về dân ca Việt Nam - trong đó có Hò Đồng Tháp ở 67 quốc gia.

Hò Đồng Tháp có nhiều thể loại như: hò cấy, hò huê tình, hò khoan, hò bắt xác. Nét đặc trưng, riêng biệt của Hò Đồng Tháp so với các điệu hò Nam bộ là chỉ hò một mình, không có hình thức đối đáp. Đó là tâm tình, của con người về tình duyên, về số phận, những buồn vui cuộc đời. Cũng có khi có bài hò để… phê phán, để lên án những cái ác, cái xấu. Phản ánh mọi mặt của đời sống nên nội dung của Hò Đồng Tháp vô cùng phong phú.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Hò Đồng Tháp vẫn khẳng định giá trị là loại hình Di sản văn hóa phi vật thể có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt văn hóa của người dân Nam bộ nói chung, Đồng Tháp nói riêng.

Việc Hò Đồng Tháp được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia sẽ là điều kiện tốt để không ngừng nuôi dưỡng và phát huy các giá trị nhân văn sâu rộng của loại hình dân gian đặc sắc này./.